Sướng khổ tại tâm quả không sai bao giờ, con người muốn sống vui vẻ, hạnh phúc phải biết buông bỏ những tham sân si, dục vọng tầm thường. Cùng nghe lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên để cải biến tâm tính chính mình.
An nhiên là gì? Tại sao phải sống an nhiên?
An nhiên là thư thái, không ưu phiền, tự do tự tại, đặc biệt là cuộc sống an nhiên phải diễn ra một cách êm đềm trong đời như một lẽ dĩ nhiên chứ không phải do gượng ép, cưỡng cầu mà có được.
Như lời Đức Phật: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được rèn luyện, bản thân mới trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê nhầm lẫn.
Tâm tính con người lúc nào cũng biến đổi, gặp cảnh thuận lòng vừa mắt ta bỗng hồ hởi, vui tươi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng dễ bực dọc, nhẹ thì giữ trong lòng, nặng thì không khỏi buông lời oán trách, cay nghiệt.
Nhu cầu và tham vọng của con người cũng thay đổi không ngừng, khi nhu cầu này được thỏa mãn thì lập tức nhu cầu khác sẽ xuất hiện thay thế. Mà để thỏa mãn được những dục vọng của mình, con người đôi khi bất chấp đánh đổi mọi thứ, có thể sẵn sàng tạo nghiệp, gieo bao nhiêu nhân ác, xấu xa chỉ để thỏa mãn bản thân. Để rồi phải chịu quả báo, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới dứt ra được.
Trong cuộc sống, chỉ vì chút lợi ích cá nhân nhỏ bé mà con người ta bất chấp luân thường, đạo lý, sẵn sàng lao vào tranh chấp, giành giật. Bởi vậy mà xã hội hiện nay mới xuất hiện nhiều tình huống như anh trai chém cả nhà em ruột ở Đan Phượng (Hà Nội), vợ giết chồng chặt xác phi tang ở Bình Dương… Gây không biết bao đau khổ cho người thân, những người xung quanh và cho cả chính bản thân mình. Nếu con người biết làm theo lời Phật dạy, bỏ đi mưu cầu tư lợi thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.
Vật chất, tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân, thứ hào nhoáng dễ dàng điều khiển nhận thức lẫn hành động của con người. Dần dần khi ta lao vào vòng xoáy của cuộc đời, chạy theo những thứ tầm thường mà quên dần đi những điều tốt đẹp của cuộc sống. Sao cứ phải sống một cuộc đời xô bồ, mệt mỏi đầy dẫy sự khổ đau, sao không cứ an nhiên mà sống, buông bỏ tham, sân, si để trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
“Sống trong hiện tại là một cách sống khôn ngoan và hạnh phúc. Khi chúng ta sống trong hiện tại, chúng ta tập trung vào những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta, những gì chúng ta đang làm và những người chúng ta đang ở cùng. Chúng ta không bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Điều này giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn và ít bị căng thẳng hơn.”
“Có một người đàn ông tên là An. Anh ta là một người giàu có và thành đạt, nhưng anh ta luôn cảm thấy bất hạnh. Anh ta tham lam, ích kỷ và thích tranh giành với người khác. Một ngày nọ, anh ta gặp một nhà sư. Nhà sư đã dạy anh ta về tầm quan trọng của việc buông bỏ tham sân si. An bắt đầu áp dụng những lời dạy của nhà sư vào cuộc sống của mình. Anh ta học cách cho đi, học cách tha thứ và học cách chấp nhận những gì mình có. Dần dần, anh ta trở nên hạnh phúc hơn và sống an nhiên hơn.”
“Thiền định là một cách hiệu quả để rèn luyện tâm trí và đạt được trạng thái an nhiên. Có rất nhiều cách thiền định khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là giúp chúng ta tập trung vào hơi thở và thả lỏng tâm trí. Khi chúng ta thiền định, chúng ta học cách buông bỏ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Điều này giúp chúng ta trở nên bình tĩnh và thư thái hơn.”
Lời Phật dạy về cách sống để cuộc đời an nhiên tự tại
20 lời Phật dạy để an nhiên tự tại
1. Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
2. Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy. Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.
3. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn thường trực như hình với bóng.
4. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
5. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, vì bạn hiểu nó quá ít. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của mình.
6. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
7. Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại, kẻ thức giả an trú, vững chãi và thảnh thơi, phải tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ không thể nào mặc cả.
8. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ tại tâm.
9. Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người.
10. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.
11. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
12. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
13. Đến là nhân duyên, đi là nhân duyên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
14. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
15. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
16. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
17. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
18. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn.
19. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
20. Cả đời này đã định sẵn chúng ta không mang theo được cái gì, vậy thì hãy sống vào lúc này, cười vào lúc này, giác ngộ vào lúc này vậy. Đó là điều khiến con người thanh thản.
Sướng khổ tại tâm
Đức Phật có câu: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”. Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp nghĩa là con người phải làm chủ các hành vi của mình, là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Bởi vậy hành động chính là yếu tố quyết định vận mệnh con người, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, giàu sang hay nghèo khổ đều tùy thuộc vào hành động của mỗi người. Từ đó con người phải chịu trách nghiệm về số phận của chính mình.
“Kẻ thù lớn nhất đời người chính là bản thân mình”. Cuộc sống an nhiên không thể dùng tiền bạc mua được, cũng không thể dùng quyền lực để giành lấy, mà phải tự mình tạo ra. Chính vì thế, bạn hãy dành thời gian để tịnh tâm, giữ cho tâm hồn thanh thản, xem mình cần gì và nên loại bỏ những gì.