Chú Đại Bi là gì? Nguồn Gốc, Công Năng, Tướng Mạo, Và cách tụng kinh

Chú Đại Bi là bài kinh trì chú phổ biến được các Phật tử biết đến nhiều nhất. Trì tụng Chú Đại Bi hàng ngày giúp tâm người thanh tịnh, có thể diệt vô lượng tội, tiêu tan giải nạn, được vô lượng phước và khi chết đi thì sinh Cực Lạc.

Chú Đại Bi còn được gọi là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm. Đây được coi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú cứu khổ cứu nạn, thần chú vô ngại đại bi. Trì tụng Chú Đại Bi phải luôn mang tâm từ bi, phát huy thiện tính, hướng đến cuộc sống tốt đẹp và viên mãn.

1. Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là gì? Đó là câu hỏi mà gần như nhiều người không hề biết vì chỉ nhận được chú để đọc mà không biết về nguồn gốc của nó.

Chú Đại Bi là kinh được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, được gọi tắt là Chú Đại Bi. Bộ Chú Đại Bi có 84 câu và 815 chữ.

Trong kinh Phật được chia thành 2 loại là Phần hiển và Phần Mật tức phần kinh và phần câu chú.

Phần hiển là những phần phô ra ý nghĩa và chân lý trong kinh để hành giả hoặc tụng niệm, từ đó thực hiện tu tập, điều này thường được gọi là “Tụng Kinh minh Phật chi lý”,

Ví dụ như Phần hiển của Chú Đại Bi có câu: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” đã là phần hiển giải thích công năng cũng như vân dụng của 84 câu chú phía sau. Đồng thời cũng giúp những người trì chú cho đúng.

2. Nguồn gốc Chú Đại Bi

Nguồn gốc Chú Đại Bi

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan…

Lý do ra đời Chú Đại Bi

Trong pháp hội này, Bồ tát Quan Thế Âm vì tâm đại bi với chúng sanh nên ngài muốn cho chúng sanh được an vui và được trừ tất cả các bệnh, sống lâu, giàu có. Và ngài cũng cho biết lý do ra đời của Chú Đại Bi:

Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai vì thương chúng sanh nên đã thọ trì tâm chú này để mang đến cho chúng sanh những lợi ích an vui. Lúc bấy giờ, Bồ Tát mới chỉ ở ngôi vị sơ địa nên khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vì vui mừng trước công năng của thần chú nên ngài đã bèn phát đại nguyện: Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra nghìn mắt nghìn tay.

Và ngay lập tức ngài đã được toại ý nguyện. Từ đó hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của vị Bồ Tát mang sứ mệnh cứu nhân độ thế.

Sau đó, kinh Chú Đại Bi được ngài Dà Phạm Đạt Ma là một Thiền sư Ấn Độ du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường dịch và chuyển âm qua tiếng Trung Hoa. Và được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm chuyển qua tiếng Việt. Với sự linh ứng quan cả không gian và thời gian, Chú Đại Bi đã được trạn trọng trì tụng trong các khóa lễ với nghi thức tụng chính của các quốc gia có truyền thống Phật giáo Đại Thừa như: Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam,…

 

3. Công năng và Oai lực của Chú Đại Bi

Chú Đại bi là một thần chú quảng đại cứu khổ, vô ngại đại bi và viên mãn. Trì chú này sẽ giúp định tâm hướng đến việc tốt, diệt vô lượng tội, có thêm phước đức. Và cũng thường được dùng trong những khoá lễ, các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Đại Thừa.

Cửa Phật môn thì có nhiều, vì vậy mỗi người cũng phải trải qua hàng hà sa số kiếp mới có thể hiểu rõ và lãnh hội được những nội dung phong phú trong những bài giảng này. Hơn nữa, Phật pháp còn tuỳ theo căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người mới đạt đến sự giác ngộ và đi lên con đường giải thoát nhờ hành giả hoặc được các vị chư Phật, Bồ Tát hoặc minh sư dẫn dắt chỉ bảo để có thể đi trên con đường tu tập đúng đắn.

Công năng của Chú Đại Bi xuất phát từ phát nguyện của Quan Thế Âm mong muốn khi chúng sinh nào tụng trì chú sẽ không còn bị đoạ vào đường ác, sinh về cõi Phật… Những người đã phạt phải Thập ác ngũ ngịch và nhiều những việc ác khác sẽ được tiêu trì khi niệm chú. Vì khi niệm chú này được 10 phương chư Phật chứng minh, nên tội chướng đều được độ trì và tiêu diệt.

Công năng của Chú Đại Bi với người thường

Cũng có rất nhiều pháp môn tu học khác như như: Tịnh Độ, Mật Tông, Thiền Định. Bởi vậy, công năng của Chú Đại Bi cũng tuỳ thuộc vào từng môn Tu khác nhau.

Bởi vậy, bất cứ ai khi trì tụng Chú Đại Bi với tất cả tâm thành thì cũng sẽ đạt được những điềuu mong cầu. Trong đó bởi vì oai lực của chú sẽ rộng khắp trong cõi giục giới. Con người dù ở cõi nào cũng mong cầu được an lạc, hạnh phúc và có cuộc sống lâu dài như Quan Thế Âm mong muốn.

Một trong những công năng được nhiều người biết đến là Cứu Khổ. Bởi trong những lúc chúng ta lâm vào cảnh hoạn nạn, cùng khổ, đau thương, tuyệt vọng và bi đát nhất, lúc mà con người ta không còn lối thoát và chỉ có một niềm tin vào Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhờ thần Chú Đại Bi, sẽ giúp con người vượt qua những cảnh khổ và tìm đến nơi an lạc, hạnh phúc.

Đạo Phật có giáo lý rằng mọi việc xảy trong cuộc đời này không phải là điều ngẫu nhiên. Bởi vậy, để chúng ta có thể thoát khỏi những cảnh khổ đó thì phải hiểu được tại sao mà mình lại rơi vào nó, trong khi người khác lại không. Tất cả những đau thương bất hạnh, bệnh hoạn, nghèo hèn hay gông cùm tù tội trong kiếp sống này đều có thể là do chính mình gây nên từ bao kiếp trước, và giờ là lúc phải trả.

Chú Đại Bi còn gọi là Diệt Ác Thú, đây cũng là một trong những công năng mà một người sẵn mang tâm từ bi sẽ không khỏi sinh lòng nghi ngại, phải yêu thương muôn loài. Muốn hiểu được công năng Diệt Ác Thú thì phải đặt mình vào hoàn cảnh sống của những người đã sống tại những nơi rừng cao, núi thẳm nơi đầy rẫy những mối nguy như hòm beo, rắn rết đe doạ cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng không phải khẳng định rằng, cứ niệm Chú Đại Bi là mọi loại thú sẽ lăn ra chết mà việc trong tâm chúng ta tâm niệm thì sẽ phát ra một nguồn năng lực mà mọi loài ác thú đều tránh xa.

Công năng của Chú Đại Bi đối với người tu tập

Với những người tu tập, Chú Đại Bi giúp những người quyết chí đi trên con đường tu tập thì sẽ hai công năng quan trọng nhất là Tuỳ tâm tự tại và Siêu tốc Thượng địa.

Công năng Tuỳ tâm tự tại đối với những người tu tập đang gặp những khó khăn trong Thiền định do tâm loạn, không an trụ, hơn nữa còn hoang mang và hoảng hốt nên tâm không định để hành thiền. Sử dụng nhiều phương pháp mà không hiệu quả thì Chú Đại Bi sẽ là phương tiện hiệu quả để giải phóng tâm thức khỏi những âu lo, vọng động để bước vào cảnh giới thiền một cách nhanh chóng và rốt ráo.

Nhờ việc định thiền tốt mà công việc tu tập cũng sẽ thăng lên. Từ đó mà sẽ đưa họ thăng tiến nhanh chóng vào nấc thang kế của quá trình tu tập. Vấn đề nhanh hay chậm còn do duyên nghiệp và ngộ đạo của mỗi người. Có thể như Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thì chỉ nghe một lần đã từ ngôi sơ địa lên bát địa.

Cũng chính vì lí do đó mà Chú Đại Bi còn được gọi là Quảng-Đại Viên-Mãn Vô-Ngại Đại-Bi-Tâm Đà-Ra-Ni. Khi Phật tử niệm chú thì phải xuất phát từ tinh tấn, chí thành, lễ nghi và tin tưởng vào lòng yêu thương chúng sinh, giữ đúng lễ nghi. Tin tưởng vào khả năng hành giả có thể hành trì, thiền định và năng lực định tâm để đạt đến an lạc, hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Đồng thời, từ đó từng bước đến giải thoát và giác ngộ.

4. Chú Đại Bi có hình dạng và tướng mạo gì?

Chú Đại Bi còn được biết đến là thần chú, chân ngôn hay mật ngôn của các chư Phật, Bồ Tát. Những mật ngôn này được phái Mật Tông sử dụng như một mật mã để chuyển âm lời cầu nguyện đến chư Phật và Bồ Tát.

Hình dáng Chú Đại Bi

Hình dáng của Chú Đại Bi chúng ta chỉ hình dung ra được khi biết được năng lực và oai lực đầy đủ. Do Chú và những lời nói nhiệm màu, bí mật mà chư Phật, Bồ tát khó có thể lãnh hội được nội dung cũng như ý nghĩa. Đặc tính của Bồ Tát Quan Thế Âm được giải thích rõ ràng trong lời thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Vương gồm: Tâm Đại Từ Bi, Tâm Chẳng Nhiễm Trước, Tâm Khiêm Nhường, Tâm Bình Đẳng, Tâm Không Chấp Giữ, Tâm Cung Kính, Tâm Vô Vi, Tâm Không Quán, Tâm không Tạp Loạn, Tâm Vô Thượng Bồ Đề…

Chỉ khi hiểu rõ về những vấn đề này sẽ giúp bạn hình dung được hình dáng của Chú Đại Bi.

Tướng mạo của Chú Đại Bi

Với điều này thì có thể những hành giả đang tu tập thì có thể nương vào những thần lực của Chú Đại Bi như một khả năng chuyên chở màu nhiệm để hoà nhập bản thể và chân tâm đạt đến cảnh giới của Niết Bàn. Chân tâm vốn là Phật tính đợc hiện hữu trong mỗi con người. Chú Đại bi như một con đường tắt để hành trình tu tập hướng đến những nấc thang cao hơn.

Trì Chú Đại Bi sẽ làm vỡ ra những mảng nghiệp chướng, tội ác đã đeo đẳng mỗi người từ bao đời và bùng lên giữa đêm dài tăm tối và giúp con người tỏ ngộ chân tâm. Tuy nhiên, mỗi tướng mạo của Chú Đại Bi có thể là một lục lớn về Thiền Quán cho mỗi hành giả khi hành thiền và là mục tiêu vươn tới trong hành trình tu tập trong tương lai.

Tâm không quán đây là hành giả để sẵn sàng thêm một bước để giác ngộ và giải thoát. Tóm lại, khi thấy tướng mạo của Chú Đại Bi, mỗi khi trì tụng, hành giả đều phải phát tâm bồ đề rộng lớn, bình đẳng với chúng sinh. Vì thế khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ mau chóng đạt đến kết quả tốt trong Thiền định và tu hành.

5. Trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp

Chuẩn bị tinh thần, tư tưởng trước khi trì tụng Chú Đại Bi

Khi trì niệm Chú Đại Bi, bạn cần phải chuẩn bị tư tưởng thoải mái, thanh tịnh. Tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục nghiêm trang, không nên để cho trong người có mùi hôi.

Bàn thờ trì tụng Chú Đại Bi

Hành giả nên có một phòng riêng yên tĩnh thờ Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có thì có thể sử dụng bất cứ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nào. Tuy không bắt buộc, nhưng trên bàn thời nên có trái cây, hoa tươi, lư hương để cắm nhang và nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ.

Cách thức ngồi, lạy khi tụng kinh Chú Đại Bi

Mỗi người nên có một tọa cụ hoặc đơn giản là một cái khăn bông sạch xếp lại làm chỗ tọa thiền. Hành giả nên ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu khó quá thì có thể ngồi theo hình thức bán già (ngồi xếp vằng, chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại). Bàn tay mặt để lên bàn tay trái, lòng bàn tay hướng lên trên và hai đầu ngón cái đụng vào nhau.

Lạy là nghi thức biểu lộ sự cung kính, tôn trọng. Tuy nhiên lối lạy cũ theo cách thức của người Trung Hoa rất nhiều điểm bất tiện, việc đứng lên quỳ xuống gây ra những tiếng động của cử chỉ và quần áo sẽ làm mất đi sự trang nghiêm. Khi tụng niệm Kinh Chú Đại Bi ta có thể lạy theo một cách tương đối đơn giản là cứ ngồi theo tư thế hành thiền, khi lạy chỉ cần cúi gập đầu về phía trước và giữ tư thế này trong một khoảng thời gian đủ để niệm câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, xong ngồi thẳng dậy.

Cách thức trì tụng Chú Đại Bi

Tụng kinh Phật nói chung và Chú Đại Bi nói riêng đều có nhiều cách, mỗi người có thể tự chọn cho mình cách niệm phù hợp nhất. Nếu mới bắt đầu tụng hoặc ở nơi có nhiều người cùng trì tụng thì nên tụng thành tiếng to rõ ràng. Âm thanh phát ra như vừa để nhắc nhở bản thân mình chuyên tâm vào bài kinh, đánh thức tâm ý bồ đề của bản thân và những người xung quanh.

Với những người đã quen trì niệm thì có thể niệm bằng ý nghĩ, dù không phát ra tiếng nhưng trong đầu nhất mực hướng tới bài chú. Cách niệm này không dễ, nhất là đối với những người mới tụng, chưa thuộc kinh sẽ rất dễ bị mất tập trung. Chỉ những người tu tập lâu năm, có quá trình dưỡng rèn mới có thể đạt được.

Dù tụng niệm Kinh Chú Đại Bi theo cách nào thì quan trọng nhất là phải có lòng hướng Phật, chăm chú vào từng câu mà ngộ ra chân lý cuộc đời và ứng chúng vào chính bản thân mình.

6. Những lợi ích khi trì tụng chú đại bi

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành:

  1. Sinh ra thường được gặp vua hiền
  2. Thường sinh vào nước an ổn
  3. Thường gặp vận may
  4. Thường gặp được bạn tốt
  5. Sáu căn đầy đủ
  6. Tâm đạo thuần thục
  7. Không phạm giới cấm
  8. Bà con hòa thuận thương yêu
  9. Của cải thức ăn thường được sung túc
  10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ
  11. Có của báu không bị cướp đoạt
  12. Cầu gì đều được toại ý
  13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ
  14. Được gặp Phật nghe pháp
  15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử:

1. Chết vì đói khát khốn khổ, 2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 3. Chết vì oan gia báo thù, 4. Chết vì chiến trận, 5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 6.Chết vì rắn độc, bò cạp, 7. Chết trôi, chết cháy, 8. Chết vì bị thuốc độc, 9. Chết vì trùng độc làm hại, 10. Chết vì điên loạn mất trí, 11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm, 12. Chết vì người ác trù ếm, 13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại, 14. Chết vì bệnh nặng bức bách, 15. Chết vì tự tử.
Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.
Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành. Tuy nhiên, thần chú này được các nhà Phật học dịch khác nhau về tên kinh cũng như chương cú. Đơn cử như bản dịch chú Đại Bi của ngài Bồ Đề Lưu Chi có 94 câu, bản dịch của ngài Kim Cương Trí có 113 câu, bản dịch của ngài Bất Không có 82 câu…

7. Một số lưu ý khi thực hiện tụng Chú Đại Bi

Khi tụng Chú Đại Bi thì tâm bạn phải luôn nghĩ về một điều gì đó có thể:

  • Bệnh tật nơi thân mà hình dung đang được chữa bệnh;
  • Có thể là nổi khổ của người thân mà hình dung ra đang đọc tụng giúp họ;
  • Có thể là khởi lòng thương sót những con vật sắp bị đưa đi giết thịt mà hình dung bên cạnh chúng đọc tụng cho chúng nghe;
  • Có thể thấy cha mẹ, ông bà người thân già yếu mà tụng Chú Đại Bi sống khỏe mạnh, đi nhẹ nhàng;
  • Có thể thấy những người thân hay làm những việc bất thiện mà tụng Chú Đại Bi để họ có thể tỉnh ngộ có cơ duyên hướng theo Phật.

8. Bài kinh Chú Đại Bi

Bất cứ ai niệm kinh Chú Đại Bi với tất cả tâm thành đều sẽ được tăng công đức, diệt nghiệp chướng, thành tựu thiện căn, tiêu tan sự sợ hãi. Dưới đây là bản Kinh Chú Đại Bi tiếng Việt cho mọi Phật tử có thể dễ dàng theo dõi và tụng niệm hàng ngày:

Bài kinh Chú Đại Bi tiếng Việt

Dưới đây là chi tiết những câu thần chú trong Kinh Chú Đại Bi tiếng Việt:

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha.

Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng).

Lời Chú Đại Bi chia theo 84 câu dễ nhớ

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6.  Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12. Nam mô na ra cẩn trì
13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14. Tát bà a tha đậu du bằng
15. A thệ dựng
16. Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17. Na ma bà dà
18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19. Án. A bà lô hê
20. Lô ca đế
21. Ca ra đế
22. Di hê rị
23. Ma ha bồ đề tát đỏa
24. Tát bà tát bà
25. Ma ra ma ra
26. Ma hê ma hê rị đà dựng
27. Cu lô cu lô yết mông
28. Độ lô độ lô phạt xà da đế
29. Ma ha phạt xà da đế
30. Đà ra đà ra
31. Địa rị ni
32. Thất Phật ra da
33. Giá ra giá ra
34. Mạ mạ phạt ma ra
35. Mục đế lệ
36. Y hê di hê
37. Thất na thất na
38  A Ra sâm Phật ra xá lợi
39. Phạt sa phạt sâm
40. Phật ra xá da
41. Hô lô hô lô ma ra
42. Hô lô hô lô hê rị
43. Ta ra ta ra
44. Tất rị tất rị
45. Tô rô tô rô
46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47. Bồ đà dạ bồ đà dạ
48. Di đế rị dạ
49. Na ra cẩn trì
50. Địa rị sắc ni na
51. Ba dạ ma na
52. Ta bà ha
53. Tất đà dạ
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà dạ
56. Ta bà ha
57. Tất đà du nghệ
58. Thất bàn ra dạ
59. Ta bà ha
60. Na ra cẩn trì
61. Ta bà ha
62. Ma ra na ra
63. Ta bà ha
64. Tất ra tăng a mục khê da
65. Ta bà ha
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
68. Giả kiết ra a tất đà dạ
69. Ta bà ha
70. Ba đà ma kiết tất đà dạ
71. Ta bà ha
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73. Ta bà ha
74. Ma bà rị thắng yết ra dạ
75. Ta bà ha
76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77. Nam mô a rị da
78. Bà lô kiết đế
79. Thước bàn ra dạ
80. Ta bà ha
81. Án. Tất điện đô
82. Mạn đà ra
83. Bạt đà gia
84. Ta bà ha.

***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***

Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

(Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).

9. Kinh Chú Đại Bi 21 Biến – Thầy Thích Trí Thoát tụng

Mời quý vị nghe Chú đại bi phiên bản Tiếng Việt: