, , , ,

CÁC NGHI LỄ PHẬT GIÁO

Biên tập bởi

Trang nầy chỉ mong góp một bàn tay nhỏ cho các Phật tử cư trú tại các vùng xa xôi hẽo lánh, không có Chùa, không có Thầy, muốn thực hiện một Nghi Lễ Phật Giáo đơn giản cho cá nhân, cho gia đình hoặc cho thân hữu.

LỜI THƯA ÐẦU TIÊN

Ðạo Phật là đạo giải thoát, chuyển mê thành ngộ, thấy tánh tỏ tâm, vượt sống khỏi chết, lìa khổ được vui…do đức Thích Ca Mâu Ni khai sáng từ Ấn Ðộ trước Tây Lịch 563 năm, được lưu truyền tại nhiều quốc gia trên thế giới, qua nhiều thời kỳ và cơ duyên khác nhau

Ðạo Phật đã du nhập vào Trung Hoa thời Ðông Hán Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 dương lịch) và truyền sang Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ nhất, trong lúc đã có sẵn Khổng giáo và Lão giáo, nên các Tổ Sư khai sáng mối đạo tại nước Việt lúc bấy giờ đã dùng phương tiện  châm chước thích ứng với hai tôn giáo có sẵn, để hình thành Nghi Lễ Phật Giáo làm Pháp Môn hoằng hóa, hướng dẫn những kẻ sơ cơ nhập đạo một cách rất đắc lực. nguoiphattu.com

Ðạo Phật là đạo chí hiếu. Người ta theo đạo Phật chính nhờ tổ tiên truyền lại hoặc do tình cảm của thân quyến; và nhất là do đạo Phật đã đi sâu vào quần chúng để chia sẻ những uẩn khúc trong cuộc sống gia đình như: đau ốm, tai nạn, quan hôn tang tế hoặc trong những thời thịnh suy của đất nước. Từ đó, đa số người dân Việt Nam đã phát tâm quy y, ngưỡng mộ đạo Phật

Do vậy, Nghi Lễ cũng là một Pháp Môn Hoằng Ðạo, lần lượt đưa con người vào chỗ hiểu đúng giá trị cao siêu và lợi ích rộng lớn của đạo. Do đó, đối với Phật Giáo Việt Nam hiện tại, cũng như trong tương lai, Nghi Lễ vẫn là một phần quan trọng không thể thiếu sót.

Ðể đáp ứng nhu cầu nói trên, cần phải có tài liệu để hành trì. Do vậy, vào thời gian tới, chúng tôi xin lần lượt góp nhặt  những tài liệu qua nhiều thời đại khác nhau : Lê, Lý, Trần…Nguyễn của nhiều địa phương Bắc Trung Nam với niềm ước mong sâu xa là gìn giữ được bản sắc dân tộc của Nghi Lễ Phật Giáo Việt Nam khỏi bị mai một; hệ thống hóa để xử dụng hợp lý trong các lễ lộc hiện nay tại mỗi địa phương (quốc nội cũng như hải ngoại).

Mặc dù Nghi Lễ luôn luôn được châm chước hợp thời, hợp cảnh nhưng phải được thừa kế đặc tính dân tộc, không bị lai căn. Nghi Lễ có thể ngắn gọn nhưng phải thật nghiêm minh, hài hòa nhưng không thiếu sót các phần chính yếu…nguoiphattu.com

Chung cuộc, mong rút tiả ra những nghi thức phổ thông, thực tiển đơn giản trong quần chúng. Tùy Duyên nhưng bất biến.

Ðể việc tham khảo được thêm phần phong phú, rất ngưỡng mong được trao đổi, cung cấp thêm tài liệu hoặc sự chỉ giáo của chư Tôn Ðức, quý thiện tri thức, các bậc cư sĩ, quý Phật tử.

Trân trọng!

Ý NGHĨA NGHI LỄ PHẬT GIÁO

BAN NGHI LỄ

A. THỨ TỰ MỘT THỜI KINH

1. Nghi thức.

2. Niệm hương (nguyện hương), bạch Phật (kỳ nguyện).

3. Tán Phật: (Pháp Vương…)

4. Xướng đảnh lễ (quán tưởng): Năng lễ…

5. Ðảnh lễ tam bảo: Nhất tâm đảnh lễ…

6. Tán hoặc tụng một bài cúng dường hoặc sái lịnh (tùy theo tính cách buổi lễ).

7. Tụng chú Ðại Bi, tán Cam Lổ Vương hoặc bài Trí huệ.., .

8. Tác bạch tuyên sớ (nếu không có sớ thì tác bạch mà thôi).

9. Khai kinh kệ (nếu tụng kinh bộ).

10. Tụng kinh: Sám Hối, Cầu An, Cầu Siêu (Quy Y Linh).

11. Niệm Phật. Sám

12. Tụng bát Nhã và Chư Phẩm Thần Chú.

13. Hồi hướng:… Công đức Thù thắng hạnh…

14. Phục nguyện.

15. Tam tự quy. Nguyện dĩ thử công đức…

C. Các khóa lễ cầu siêu:

Sau các bài tán, khi bắt đầu buổi lễ, phải tụng “Chú Ðại Bi” và kết thúc phải tụng “Bát Nhã” áp dụng cho tất cả các lễ trước bàn Phật.

Ý NGHĨA VÀ CÁCH KHAI CHUÔNG MÕ

– Thứ lôi thất:  tiếp nhịp 7 tiếng,

– Tịnh đả tam:  và đánh 3 tiếng,

– Trung đã thập: giữa đánh 10 tiếng,

– Hậu diệt tứ:   sau dứt 4 tiếng.

– Duy Na: ghì dùi lên miệng chuông thành tiếng “Bum“  O

– Duyệt chúng: điểm 7 tiếng mõ :     #    #    #    #    ##    #

– Duy Na: điểm 1 tiếng chuông      O

– Duyệt chúng: điểm một tiếng mõ #

– Duy Na: điểm 1 tiếng chuông      O

– Duyệt chúng:điểm 1 tiếng mõ    #

– Duy Na: điểm 1 tiếng chuông        O

– Duyệt chúng: điểm 1 tiếng mõ      #

– Duyệt chúng: điểm 4 tiếng mõ       #    ##    #

– (Ðồng thời với Duyệt chúng, Duy Na trở cán chuông cùng nhịp theo 4 tiếng ở thành chuông. Ðoạn ghì dùi lên miệng chuông để đi vào phần tụng niệm…..O )


CUNG ÐIỆU NGHI LỄ
CÁC THỂ ÐIỆU TRONG NGHI LỄ

Nam Mô Công Ðức Lâm Bồ Tát

Lễ nhạc là điểm quan trọng và cần thiết cho đời sống của con người, ngoài các phương tiện cần thiết khác như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc men, xe cộ .v.v…vì rằng, đời mà thiếu “Lễ” đời sẽ lâm vào tình trạng mất trật tự. Ðời mà thiếu “Nhạc” đời sẽ trở nên khô khan, buồn thảm. Bởi vậy các tôn giáo đã phát huy và duy trì “Lễ Nhạc” để giữ nếp sống cao đẹp cho đời.

Ðạo Phật, ngoài giáo lý cao thâm của đức Phật đã dạy, còn có những Nghi Lễ do chính kim khẩu của đức Phật nói ra, và do các vị Tổ Sư soạn thảo hết sức công phu . Nghi Lễ không những để tán dương công đức của đức Phật, chư Bồ Tát, mà còn những Nghi Lễ dành cho các bậc Tăng, Ni và Thiện Tín, Phật Tử khi cần như cầu an, cầu siêu.v.v…nguoiphattu.com

 Nghi Lễ là một trong những pháp môn hoằng hóa rất đắc lực, Nghi Lễ đã đi sâu vào quần chúng dễ chia xẻ những nỗI vui buồn lúc gia đình lâm vào cảnh chết chóc, đau ốm hay thi cử, thành đạt, hôn nhân, sanh thọ hoặc những lúc Tổ quốc lâm nguy, dân tộc thạnh suy, tai biến. Trong những giai đoạn khắc nghiệt nầy, Nghi Lễ là mạch đạo do đó vai trò của người Cư sĩ Nghi lễ rất là quan trọng. Khi mọi hoạt động  tôn giáo bị cấm đoán, Nghi Lễ dân tộc vẫn sinh hoạt như: huý nhật, đám tang, cầu an.v.v… và người cung hành nghi lễ Phật giáo không ai khác hơn là các bác nông dân ngoài đồng ruộng, chân lấm tay bùn, hoặc quý bác thợ hay quân nhân, công chức hồi hưu, khoác chiếc áo tràng với pháp khí: tang, linh, đẩu, mõ…Những hình ảnh quen thuộc và thân thương nầy rất gần gủi với con người bình dân Việt nam.

Người Cư Sĩ Nghi Lễ với mục đích ứng phú đạo tràng, dù cho kiến thức Phật pháp có hạn, nhưng luôn luôn hiểu rõ nguyên tắc “Bất biến trọng ư tuỳ duyên”. Do đó mà bất cứ hang cùn ngõ hẹp nào, cũng có bóng dáng người Cư sĩ Nghi lễ

Ðể gìn giữ giá trị Nghi lễ Phật giáo, từ xưa đến nay chư vị liệt đức đã dày công soạn thảo và dạy dỗ cả hàng xuất gia lẫn tại gia, không biết bao nhiêu thế hệ và ngày nay Phật giáo đã có một số tài liệu về khoa nghi rất đáng kể. Còn về mặt cung, điệu, nhịp, lời thì cần phải có sự luyện tập rất công phu mới đúng hợp với nhạc lễ của Phật giáo

Với tinh thần góp sức gìn giữ và duy trì Nghi Lễ Phật Giáo, một trong muôn ngàn giá trị cuả đạo Phật, Chúng tôi sẽ lần lược ấn trình một số nghi thức thông thường để hàng cư sĩ, Phật tử tuỳ nghi ứng dụng trong mọi hoàn cảnh. khoa nghi nầy hoàn toàn tham khảo trong các sách khoa nghi xưa và nay của Phật Giáo.

Chắc hẳn với khả năng hạn hẹp của chúng tôi, còn rất nhiều điều khiếm khuyết, ngưỡng mong các bậc Tôn Túc, quý vị thiện trí thức niệm tình chỉ giáo, Chúng tôi thành thật đa tạ và nguyện hồi hướng công đức nầy đến chư thiên và nhân loại

Ban nghi lễ là một thành phần nhân sự thành kính phụ giúp hành lễ đúng nghi thức, hợp lẽ đạo.

I. THÀNH PHẦN:

Chủ lễ (chủ sám): Thay mặt toàn thể kinh sư và gia chủ thưa thỉnh, điều khiển buổi lễ.

Cử chuông (duy na): Ðánh chuông trong buổi lễ

Cử mõ (duyệt chúng): Ðánh mõ trong buổi lễ

            Kích tử: Xử dụng tan, linh…

            Công văn: Thiết lập bàn lễ, sớ điệp

            Kinh sư: hộ niệm, góp nguyện lực

II. NHIỆM VỤ

Chủ lễ (chủ sám): Trước khi lễ phải sắp xếp,kiểm soát kinh sách, kinh sư, gia chủ, lễ vật và sớ điệp với sự phụ giúp của công văn. Phân nhiệm, mời thỉnh hay cắt cử nhân sự cho buổi lễ.

Trong khi hành lễ phải chú tâm hướng thượng, quán chiếu, trình thỉnh, tán tụng với lòng chí thành. Tư cách khiêm cung, kính cẩn, tránh lời nói hay hành động thô, ngoài cuộc lễ.nguoiphattu.com

Sau khi lễ khuyến tấn gia chủ, bổ khuyết những thiếu sót, sám hối những lỗi lầm.

Cử chuông (duy na)Kiểm soát kinh sách, Pháp khí (chuông), chuẩn bị nhang (hương) cho chủ lễ. Tư thế đứng, cầm dùi chuông cho nghiêm trang, xử dụng chuông đúng chỗ , đúng lúc để buổi lễ được uy nghiêm, thanh tịnh. Ðại chúng thi lễ theo tiếng chuông như mệnh lệnh. Tránh điểm tiếng chuông khi chưa dứt câu,thường gọi là đánh chuông vào họng. Phụ giúp chủ lễ thỉnh diên hai(2) hay phần duy nguyện, hoà, tiếp hơi…

Cử mõ (duyệt chúng): Kiểm soát kinh sách, pháp khí (mõ), chuẩn bị nhang cho chủ lễ. Thông thường duy na đốt nhang cho chủ lễ, duyệt chúng nhận nhang từ chủ lễ cấm vào lư hương sau khi chủ lễ kỳ nguyện xong. Tư thế đứng, cầm dùi mõ nghiêm trang. Xử dụng mõ đúng bài bản; thông thường mõ giữ đều về trường canh và cao độ (lớn nhỏ), chỉ thay đổi khi cần, không nên tùy tiện làm mất tính cách thiền vị trong buổi lễ. Phụ chủ lễ thỉnh diên ba(3) hay phần duy nguyện, hòa, tiếp hơi…

Kích tử (xử dụng tan, linh): Tùy theo bài bản của buổi lễ, mục đích làm tăng phần uy nghiêm, trang trọng của buổi lễ. Cần được thực tập nhiều, tránh lắc người, nhảy nhót, đứng nghiêng một bên

Công văn: Một chức vụ nặng về công việc nhưng nhẹ về hình thức, ít ai biết và hiện nay hầu như các nơi hành lễ đã không mấy để ý phần việc nầy nhiều nên các buổi lễ trở nên đơn điệu, thiếu sót.

Công văn chính là một thư ký phối hợp chặt chẽ: với chủ lễ để biết cách hành lễ như thế nào? Ðơn hay kép, nhỏ hay lớn; với gia chủ để biết họ muốn dâng lễ như thế nào? Dâng lễ cho ai, phẩm vật gì, nhiều hay ít.Thường công văn phải tìm hiểu hoàn cảnh của gia chủ để cố vấn cách hành lễ cho họ. Sau khi phối hợp bài biện lễ xong, công văn phải hoàn thành bản văn dâng cúng gọi là sớ, điệp…Công văn còn phụ giúp tiến cử kinh sư hộ niệm để gia chủ mời thỉnh. Chỉ cách sắm sữa, sắp xếp lễ vật qua người “chiếu liệu”

Kinh sư hộ niệm: Nhất tâm thành kính tụng niệm và sẵn sàng giúp đỡ xử dụng pháp khí để buổi lễ tăng thêm nguyện lực.

Ðể có những buổi lễ thanh trọng , chúng ta cần phải có một ban nghi lễ đơn giản như trên, nhưng phải thành thục khoa nghi.

B. BÀI BẢN THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT BUỔI LỄ

I. NIỆM HƯƠNG BẠCH PHẬT

a. Khóa lễ hằng ngày

Thì thầm đọc hoặc đọc lớn  tiếng bài “nguyện hương”, trí quán tưởng pháp vị của hương biến thành đài mây hương thơm ngát để dâng cúng mưới phương Tam bảo. Nguyện hộ trì cho mình và tất cả chúng sanh nhờ vào  công đức nầy mà tâm bồ đề kiên cố, lòng đạo mở mang, tu thành chánh quả.

b. Các khóa lễ cầu an:

Như phần trên, nhưng quán tưởng đến câu “hộ trì cho đệ tử / bệnh nhân…” được nhờ công đức nầy, tật bệnh tiêu trừ, thân thể bình phục. Nếu bịnh tình quá nặng, vô phương cứu chửa thì quán tưởng đến câu “nếu bệnh nhân đã đến ngày mãn kiếp, xin rũ lòng thương xót, tiếp dẫn về Cực lạc, siêu thoát Luân hồi“.

Quán tưởng như trên và xin cho hương linh, âm linh được nhờ công đức nầy, nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ khai minh, phát bồ đề tâm, siêu sanh Cực lạc, liên hoa hóa sanh, chứng ngôi bất thoái.

Thời gian (ngày…, tháng…, năm…). Không gian (địa chỉ: nhà, tang nghi quán, chùa hay bất cứ ở đâu). Nơi nầy có thờ Phật hay không (phụng Phật, kiến diện phụng Phật, kiến đàn phụng Phật, hay vọng Phật…), tu hương phúng kinh  (lý do hành lễ). Kim… (tên gia chủ…), cầu nguyện cho ai… (tên người được cầu an, hay cầu siêu…) phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, vĩnh ly khổ ách. Phổ nguyện: âm siêu dương thái, hãi yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật đạo (nếu cầu an). Phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tốc xã mê đồ, siêu sanh tịnh độ, ngưỡng kỳ chư Phật từ bi, phóng quang tiếp độ hương linh vãng sanh Cực lạc Quốc (Cầu Siêu).

II.  NHỮNG ÐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI HÀNH LỄ.

Những lễ cầu an, cầu siêu hay cúng ngọ Phật, tại chốn Già Lam Tịnh xá hoặc tư gia Phật tử đã có thờ Phật rồi. Ðảnh lễ tam bái xong, trước tiên phải tán một bài gì có ý nghĩa “cúng hương” như: Giới hương, Lư hương, Hương vân, Tâm diên, Hương tài v.v….Cuối bài có câu “Nam Mô Hương vân Cái Bồ tát” (3 lần). Rồi sau đó mới được tán những bài khác ngoài ý nghĩa nói trên.

Trái lại, những lễ như: Trị quan, Trị huyệt hoặc An Vị Phật hoặc khánh thành… khi bắt đầu khởi lễ, phải tán một bài có ý nghĩa sái tịnh như: Tào Khê Thùy, Hải Chấn hoặc Dương Chi (tùy ý chọn)… Cuối bài có câu “Nam Mô Cam Lồ Vương Bồ tát“.

Cuối cùng: Tam tự quy và Hồi hướng

– Tiên khởi tam: trước đánh 3 tiếng

– Trước đánh 3 tiếng: ý nói là chúng sanh đều do 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) tạo ác, sau đọa 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súch sanh). Cũng còn có nghĩa là trừ tam độc (tham, sân, si), để chứng tam đức (pháp thân, bát nhã, giải thoát).

 – Tiếp nhịp 7 tiếng: là tiêu biểu thất chi tội (thân tam: sát, đạo, dâm). Khẩu tứ: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, để chứng thất giác chi (trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định, niệm).

– Và đánh 3 tiếng: nghĩa là tu tam học (giới, định, huệ), để chứng tam thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ tát).

– Giữa đánh 10 tiếng: là để tiêu trừ 10 điều ác ( gồm có thất chi tội ở trên, cọng thêm ý có 3 tội: tham, sân, si thành 10 điều ác), để chứng 10 thân (bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân, trí huệ thân).nguoiphattu.com

 – Sau dứt 4 tiếng: là tiêu trừ 4 tướng (sanh, lão, bệnh, tử), để chuyển thành 4 trí: Thành sở tác trí (tiền ngũ thức), Diệu quang sát trí (đệ lục: ý thức), Bình đẳng tánh trí (đệ thất: mạc na thức), đại viên cảnh trí (đệ bát: a lại gia thức).

Sau đây là cách khai chuông mõ đơn giản dành cho các em trong gia đình Phật tử:

Trong nghi lễ có những điều căn bản cần lưu ý, đó là: cung cách hành lễ, và âm điệu của buổi lễ.

Phật giáo chủ trương tỉnh lặng, tư duy và chuyển hoá để lắng dừng các tư tưởng loạn động, để tập trung vào một cảnh giới, một đối tượng; và để chuyển hoá ác nghiệp thành thiện nghiệp, để đạt tới giác ngộ và giải thoát.

1. ÂM ĐIỆU CỦA BUỔI LỄ.

Do đó âm điệu của buổi lễ: trầm hùng, tha thiết và thành khẩn.

a. ÂM THANH CỦA PHÁP KHÍ:

Âm thanh muốn được điều hòa nhịp nhàng trầm bổng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm trong buổi lễ cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hổ tương trong các buổi lễ như sau: ”chuông, trống, mõ, bảng, tan, linh, khánh, mộc bảng, ốc, thanh la, não bạt, phách”ngoài ra còn xử dụng thêm nhạc bát âm (đàn nhị, đàn nguyệt, sáo, trống, kèn, sanh tiền, phách) trong các đại lễ.

– Chuông: Khi nghe  chuông mọi người cảm nhận tinh thần an lạc, thư thái, vì chuông có năng lực làm cho người sống được an vui, kẻ khuất được siêu thoát. “Tiếng chuông cảnh tỉnh“: thong thả điều đặng, trầm ấm, nếu dồn dập làm tâm loạn động không phải chuông chùa.

– Trống: Tiếng trống biểu lộ sự hào hùng, dũng mãnh của Phất pháp. Giáo pháp của đức Phật được ví như tiếng sấm sét phá tan vô minh, vọng tưởng, như tiếng sóng biển miên man, bất tận vang dội suốt chín tần cao và xuống đến tận địa ngục A Tỳ.

– Mõ: Tiếng kinh hòa theo tiếng mõ, âm sắc, trầm ấm, để lắng dừng các si mê vọng tưởng, mở rộng đôi mắt tuệ nhìn thẳng vào nội tâm của mình  để chuyển ác nghiệp thành thiện nghiệp, để biến khổ đau thành an lạc, biến thế gian thành Niết bàn.

Ngoài ra các pháp khí khác như ”tan, linh, khánh” cũng đều mang chung một tính chất là phương tiện để diễn tả Pháp âm để giúp hành giả phát triễn tâm linh hướng về giải thoát.

Hãy lắng nghe hồi chuông trống Bát nhã (song hành) qua bài kệ:

Bát nhã hội (3 lần)  chuông – trống – trống — trống

Thỉnh Phật thượng đường (1 lần)    C    –    T    T       T    T

Ðại chúng đồng văn        (1 lần)     C    –    T    T        T    T

Bát nhã âm                        (1 lần)      C    –    T    T        T

Phổ nguyện pháp giới    (1 lần)       C    –    T    T         T    T

Ðẳng hữu tình                  (1 lần)      C    –    T    T         T

Nhập Bát nhã                   (1 lần)      C    –     T    T        T

Ba la mật môn   (5 lần, 10 lần)     C    –    T    T         T    T

Trước hết câu ba hồi chung bảng qua chuông trống (nếu không có chung bảng, đánh 7 tiếng khai chung) ”Ðổ một hồi suông (một chuông một trống) Kế đánh ba hồi chánh thức dài đúng y như bài kệ trên, sau cùng dứt bốn (4) tiếng:  C—-T        C—-T. T         C—T         C

Lễ thường đánh ba hồi, lễ lớn đánh chín hồi

Ý nghĩa bài kệ nầy là cung thỉnh Phật tuyên thuyết lý Bát nhã và nguyện cho đại chúng hiện tiền cùng tất cả chúng sanh đều được thâm nhập giáo lý thâm diệu cứu cánh ấy.

C. THANH GIỌNG CỦA ĐẠO TRÀNG

Thanh giọng chính của việc tụng kinh là thanh giọng trầm. Chúntg ta có thể nói tất cả các truyền thống Phật giáo đều đặt trên căn bản đó. Trong cách hành trì, truyền thống Mật tông, Tịnh  độ tông, Thiền tông đã khai triễn triệt để các phương cách tán tụng và hình thành một nền lễ nhạc Phật giáo phong phú.

Căn bản của các điệu tán tụng vẫn lấy thanh âm trầm ấm làm âm thanh căn bản và nhịp điệu đều đặng theo nhịp của tim và của hơi thở trong mục đích an tâm. Thỉnh thoảng cũng có khi vị chủ lễ xướng giọng cao nhưng việc đó chỉ để gia tăng hùng lực của buổi lễ. Khi lên cao cũng không đến mức động tâm, loạn tưởng. Tựu trung có một làn  điệu căn bản trong các cách tán của Phật giáo Việt nam mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “hơi thiền” hay “thiền vị”; Nghĩa là một làn hơi trầm  ấm nhịp nhàng với âm điệu giải thoát, khiến người nghe tỉnh ngộ, phát tâm hướng thiện.nguoiphattu.com

Muốn đạt được hiệu quả tốt đẹp, đạo tràng cần tinh chuyên luyện tập: âm điệu thanh giọng và làn hơi. Ðòi hỏi một công phu lâu bền ở quí vị. Tốt nhất là tụng kinh hàng ngày.

Vị chủ sám tùy theo trình độ thu thập của mỗi đạo tràng mà cử, xướng những bài bản thích hợp với đại chúng, như vậy việc điều hòa âm thanh, giọng điệu mớ đạt được kết quả mỹ mãn.

2. CUNG CÁCH HÀNH LỄ.

Ðây là một việc rất quan trọng chuyển tải ý niệm của chúng ta lên Ðức Phật  để bày tỏ: sự tán thán, sám hối, cầu độ…qua nghi lễ truyền  thống .

Ðại chúng đàng sau vị chủ sám: trang nghiêm, thanh tịnh, chánh niệm thi lễ theo sự hướng dẫn của vị chủ sám.

Chủ sám: có trách nhiệm hướng dẫn buổi lễ từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất. Một sự việc vô cùng nghiêm trang kính cẩn. Thông thường ở chốn thiền môn, tịnh viện ngày trước được giao phó cho một số thầy chuyên môn cung hành nghi lễ, nên việc lễ lạy rất long trọng, hài hòa phát triễn tốt đẹp.

Tình trạng ngày nay, qua chiến tranh lâu dài, chúng ta tỵ nạn nơi xứ lạ quê người. Phần nghi lễ truyền thống đã phần nào bị biến chất hoặc không được đào luyện đến nơi đến chốn nên việc hành trì có rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi một số cư sĩ có may mắn học được từ quí thầy nghi lễ ở quê nhà từ xưa. Xin trình bày một số nét căn bản phải làm của một chủ sám, tạm thời ứng phú đạo tràng.

a) Áo mão: Quý thầy đấp Pháp y vải vàng.Vì ảnh hưởng Lão giáo và Khổng giáo nên việc hành lễ để được nghiêm trang, hài hòa và có uy tín với triều đình, thần, dân, vua chúa nên dần dà được trang sức: Vị chứng minh đội nón Quan Âm. Vị chủ sám đội nón Hiệp chưởng hoặc nón Tỳ Lư, tay cầm tích trượng tuỳ theo buổi lễ.

Cư sĩ mặc áo tràng màu lam hay màu nâu tuỳ theo địa phương, một phong cách nhu nhã, thanh thảng. Chúng ta nên duy trì trong các buổi lễ, tối thiểu vị chủ sám và duy na, duyệt chúng (chuông mõ) nên mặc áo tràng.

 b) Vị trí:Trước khi hành lễ vị chủ sám đứng phía bên chuông mặt quay về mõ. Mật niệm chú minh tâm “ Án ma ni bát minh hồng” (10 lần). Sau ba hồi và ba tiếng chuông dứt. Vị chủ sám vái vào Pháp tòa (chiếu) niệm “Nam mô khởi giáo A Nan Ðà tôn giả”để nhớ tưởng công đức của ngài A nan đã lập ra pháp tòa lần đầu tiên. Bước vào giữa chiếu, hơi lệch bên chuông một chút, măt hướng về tôn tượng.

c) Lạy: Chủ sám vào vị trí xong, lạy ba lạy trước khi quỳ xuống niêm hương. Nếu  làm lễ an vị Phật, chỉ lạy một lạy vì trên bàn thờ chưa có Phật. Lạy và vái về sau theo trong khoa nghi. Khi công văn tuyên sớ, chủ sám trở về chỗ ban đầu (bên chuông) để niệm Phật hoặc nghỉ xã hơi, phải trở vào trước khi dứt sớ “Hòa nam bái bạch” để lạy trình sớ xong.. Tránh một bên để trai chủ khỏi lạy vào lưng chủ sám. Sau tam tự quy, chủ sám phải thủ chuông cho duy na và duyêt chúng vào lạy ba lạy mới hòan tất.

Lễ Phật (3) lạy, có khi một lạy theo nghi.

Lễ Linh (2) lạy, khi quan tài còn trên đất, xem như còn sống.

Lễ Ljnh (4) lạy, sau khi đã chôn hay hoả táng xong.

d) Quỳ: Khi niệm hương, Bạch Phật, Xướng sớ, Phục nguyện, chủ sám và trai chủ phải quỳ

e) Thái độ: Chủ sám luôn trang nghiêm, thanh tịnh, bình tỉnh giữ chánh niệm, quán tưởng thích hợp qua từng đoạn kinh, kệ, chú…Tránh thái độ vội vàng, khó chịu, bất bình, nhất là hành động bất kính và ngôn ngữ thô, lớn tiếng , ngoài cuộc lễ.

g) Âm điệu, bài bản: Cử các điệu: tán, bạch, thỉnh, tụng…vào ra phải rõ ràng,để vào pháp khí được thuận tiện và đúng nhịp. Xử dụng bài bản hợp với ý nghĩa: Bài cúng Phật, bài tiền Linh rõ ràng. Nhất là các bài thán, tình cha con, nghĩa vợ chồng đừng để nhầm lẫn.

h) Chú nguyện: Tác bạch thời gian, nơi chốn phải chính xác. Tên họ hương linh, trai chủ minh bạch đầy đủ, tránh nhầm lẫn gây phiền não cho gia đinh trai chủ.

Khi lễ tất, vị chủ sám nên vái tả hữu để tỏ lòng biết ơn: Long Thiên, Hộ pháp, Thiện thần, cũng như quí vị trong đạo tràng đã bảo vệ, hộ đàn, giúp đỡ cho buổi lễ thành tựu viên mãn.guoiphattu.com

Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.

XƯỚNG là cách đọc chậm rãi những bài kệ, đoạn kinh ca ngợi Tam bảo bằng giọng trang nghiêm thành kính.

HÔ là một điệu ngâm mạnh mẽ đầy hùng lực với mục đích “chuyển mê khai ngộ” đưa hành giả vào sự định tâm.

Ví dụ: Hô thiền hay hô canh được thục hiện vào trước các buổi tọa thiền sáng sớm hay chiều tối.

KỆ  Cũng là một điệu ngâm với âm điệu dịu dàng ngân nga để phát triển lòng từ bi và trí tuệ.Kệ đại hồng chung mỗi sáng và tối cũng như kệ trống vào lúc sáng tinh sương để thức tỉnh người nghe.

THÁN  là một điệu ngâm sử dụng làn hơi dài và có tính chất ”ai” (bi ai) để diễn tả cảnh vô thường, sớm còn tối mất. Hơi “ai” ở đây cũng chừng mực không bi lụy, âm điệu có hơi buồn để giúp người phản tỉnh đi vào nội quán.

ÐỘC  hay tuyên đọc là cách đọc chậm rải, rõ ràng, ngân nga ở những chỗ cuối câu như đọc sớ, đọc văn tế… Năm điệu trên chỉ do một người thực hiện, còn các thể điệu dưới đây do đại chúng hành trì: Tán, tụng, trì, niệm.

TÁN  là một điệu hát ca ngợi Phật pháp, âm hưởng nhiều của dân nhạc từng miền. Ðiệu tán các miền Trung, Nam, Bắc khác nhau: Tại miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc địa phương như hát chèo, quan họ.v.v…Tại miền Nam cũng thế, chúng ta tìm thấy hơi hướng các điệu hò, điệu ru của dân nhạc đồng bằng sông Cửu long. Còn ở miền Trung chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc của xứ Huế pha lẫn ít nhiều nhạc cung đình nên có rất nhiều điệu tán:nguoiphattu.com

– Tán rơi  là điệu hát dùng hơi dài với nhịp lơi, ngân nga trầm bổng để diễn tả các bài kệ hay một đoạn kinh.

– Tán xấp  là dùng làn hơi ngắn hơn, xử dụng nhịp ngắn để diễn tả các bài tán thán chư Phật.

– Tán trạo  cũng dùng làn hơi ngắn như tán xấp nhưng nhịp mõ đánh trường canh, đều đặng. Âm điệu có hơi “ai” và chịu ảnh hưởng sâu đậm của các điệu hò Huế.

TỤNG  là cách đọc lớn tiếng, trang nghiêm, thành kính, âm điệu trầm thấp, nhịp điệu đều đặng theo sự hướng dẫn của tiếng mõ, có thể tụng theo hai cách:

– Tụng theo hơi thiền: là tụng đều đặng, không lên xuống trầm bổng, âm điệu hùng mạnh nhịp mõ đánh đều và hơi nhanh, khiến hành giả chú tâm vào lời kinh tiếng kệ,  tập trung tư tưởng vào dòng âm thanh liên tục để phát triển  tuệ giác.

– Tụng theo hơi “ai”: là tụng lên xuống trầm bổng, ngân nga chậm rải, hành giả quán tưởng đến vô thường, khổ, vô ngã để phát triển tâm từ bi cứu độ. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa tụng và đọc.

Tụng kinh là phương pháp thiền dùng âm thanh để phát triển trí tuệ giải thoát. còn đọc kinh để nghiên cứu nghĩa lý thâm diệu của Phật pháp. Do đó trong khi tụng kinh, việc hiểu kinh không phải là vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề chính yếu là ở tâm thành, tập trung hết tư tưởng vào lời kinh tiếng kệ, qua những âm điệu trầm bổng giúp chúng ta tìm được sự định tâm là nguồn an lạc giải thoát. Các bản kinh chúng ta sử dụng phần nhiều chữ Hán.

Các bản dịch này do các Ðại sư uyên thâm Phật pháp và văn tài quán thế chuyển âm, do đó lời kinh trang trọng, âm điệu dồi dào, ý tứ sâu sắc. Các bản văn này cũng được viết theo thể biền văn, tuy là văn vần, nhưng khi đọc lên có âm điệu trầm bỗng. Nên người ta đọc kinh bằng Hán văn dễ cảm mến hơn.

Còn các bản dịch ra quốc ngữ phần lớn thì dễ đọc dễ hiểu, nhưng không giữ được âm điệu của nguyên văn. Nếu chúng ta có được một bản dịch không những lời hay, nghĩa đúng mà còn giữ được âm vận của nguyên tác, thì đó là một sự chuyển âm hoàn hảo.

TRÌ  là cách đọc liên tục đều đặng các câu thần chú. Có khi đọc ra tiếng, nhưng cũng có lúc đọc thầm. Các câu thần chú là các danh hiệu của các vị Phật, Bồ tát.

Do đó, vấn đề dịch nghĩa là điều không cần thiết. Trì chú là phương pháp trực giác để cảm nhận các thanh âm linh thiêng của nội tâm và của vũ trụ, con đường này vượt qua lý trí; tâm tư chỉ tập trung vào các thanh âm mà không cần đến ngữ nghĩa. Các câu chú này kết hợp kỳ diệu các âm lại với nhau để khi đọc lên, âm ba của các thanh âm này tác động vào các huyệt chính trên đầu mang lại cho hành giả những cảm giác sảng khoái, sự kính tín và sự định tâm.

Những âm ba này như tiếng sóng dạt dào, miên man bất tận, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác tiếp tục vổ mạnh vào tâm thức của hành giả,cho đến lúc tâm thức si ám vỡ ra để ánh dương quang của sự giác ngộ chói sáng như chú gà con phá vỡ vỏ trứng để bước vào thế giới mênh mông của sự sống.

Uy lực của thần chú vô cùng lớn lao, có thể dứt trừ chướng nghiệp, tiêu tai giải nạn, tăng trưởng khả năng giác ngộ giải thoát.

NIỆM  có nhiều cách niệm khác nhau:

– Tụng niệm: là đọc danh hiệu của các vị Phật, Bồ tát thành tiếng hoặc niệm thầm.

– Niệm tưởng: là đọc danh hiệu lên đồng thời quán tưởng đến hình tướng của vị Phật hay Bồ tát đó.

– Trì danh niệm Phật: các chùa Việt nam thường hành trì phương pháp này, tụng niệm danh hiệu, có khi niệm với âm điệu trầm hùng, nhưng cũng có khi niệm với âm điệu trầm bỗng.

– Ngũ hội niệm Phật: các chùa Trung quốc có lối niệm này rất hay. Cách niệm khi nhanh khi chậm, lúc trầm lúc bổng… âm thanh ngân nga, dìu dặt,khiến người nghe tưởng chừng như đang thưởng thức thiên nhạc tại thế giới cực lạc.

Sự hành trì của niệm Phật cũng gần như lối trì chú, nghĩa là trì niệm đến chỗ ”nhất tâm bất loạn”, Các thanh âm của danh hiệu Phật, Bồ tát vang lên cùng với sự hiển hiện của các ngài trước mắt. Hành giả không còn thấy người niệm cũng như đối tượng được niệm, tất cả hòa tan vào nhau trong một nguồn sáng vô biên, những âm thanh trầm hùng bất diệt như tiếng sóng biển, vang dội đến tận cùng tâm thức, phá tan đi những vọng tưởng điên đảo để hiển lộ mặt trời giác ngộ./.