Cùng lắng nghe và chiêm nghiệm những lời vàng ý ngọc của Đức Phật về đối nhân xử thế ở đời giúp con người có cuộc sống hạnh phúc và an lạc.
Xã hội là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, chúng ta phải giao tiếp với rất nhiều người. Có người khiến bạn quý mến, cũng có người mang lại cảm giác khó chịu cho bạn.
Đức Phật chỉ dạy: “Con hãy lấy từ bi mà đối nhân xử thế nhưng con không thể yêu cầu mọi người từ bi với con”.
Cùng lắng nghe và chiêm nghiệm 20 lời Phật dạy về đối nhân xử thế ở đời để có thể trở thành người khôn ngoan:
1. Làm người phải có lòng biết ơn: Có biết ơn con người mới học được cách tu tâm dưỡng tính. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng bạn tràn đầy tình yêu thương.
2. Đối với người khác, đừng cầu toàn, trách cứ: Quá nghiêm khắc với người khác cũng là quá nghiêm khắc với bản thân mình. Phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ cho người khác bởi vì luôn trách cứ người khác sẽ khiến bạn tự cô lập bản thân, tứ bề khốn đốn.
3. Yêu người khác kỳ thực là yêu chính mình: Không có tình yêu thì cuộc sống cũng chỉ như sa mạc hoang vu, tặng người hoa hồng, tay mình sẽ lưu lại dư hương. Cần học cách “yêu người khác như yêu chính mình”.
4. Tức giận đối thủ: Bạn thấy tức giận đối thủ của mình, cho thấy bạn còn chưa nắm được phần thắng ở trong tay. Đánh trận để chiến thắng vì đại cục chứ không phải để trả thù địch thủ.
5. Cảm kích và thông cảm: Tìm hiểu và tôn trọng người khác nhiều hơn, hãy lấp đầy trái tim mình bằng khoan dung và cảm kích. Khoan dung là một loại mỹ đức cũng là một loại trí tuệ.
6. Học được từ chối, cự tuyệt: Miễn cưỡng đồng ý không bằng thẳng thắn, thành thật cự tuyệt. Làm người phải hiểu được rằng, có rất nhiều việc phải biết cự tuyệt!
7. Gặp lại người yêu cũ: Nên nở nụ cười với họ, cảm ơn họ vì đã giúp bạn hiểu thêm về tình yêu.
8. Gặp người từng ghét cay ghét đắng bạn: Nên cười xã giao với họ vì họ làm bạn trở nên kiên cường, cứng rắn hơn.
9. Gặp người đã từng phản bội bạn, quay lưng với bạn: Hãy cứ vui vẻ bắt chuyện với họ vì nếu như không có sự phản bội của họ thì tầm hiểu biết của bạn về cuộc sống này vẫn vô cùng hạn hẹp.
10. Gặp người bạn đã từng yêu say đắm: Nên chúc phúc cho họ, bởi vì khi yêu là nhìn thấy người mình yêu hạnh phúc cũng là một điều hạnh phúc.
11. Khi gặp một người bạn đáng tin cậy: Hãy giữ mối quan hệ tốt đẹp với người này vì trong cuộc đời rộng lớn này thì việc gặp được tri âm tri kỷ vô cùng khó.
12. Lời Phật dạy, khi gặp người mà bạn mang ơn: Hãy có những hành động bày tỏ sự cảm kích với họ, tuyệt đối không nên làm tổn thương họ vì họ chính là ân nhân của bạn.
13. Không giữ tâm oán hận: Người càng oán hận thì bản thân họ càng nhiều đau khổ. Vì thế hãy vứt bỏ mọi sân si oán hận, có thế mới mong được giải thoát.
14. Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ. Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.
15. Khi gặp được người mà bạn thật lòng yêu thương: Bằng mọi giá hãy làm cho người ấy yêu thương bạn và muốn ở bên bạn mãi mãi, bởi nếu người ấy ra đi, bạn sẽ vô cùng đau khổ.
16. Nếu biết được sau lưng có người khen ngợi mình với người khác thì hãy biết ơn vì đó là lời khen chân thành. Còn với những người khen trước mặt, con cần thật tỉnh táo để không bị những lời tâng bốc giả dối che mắt, khiến bản thân trở nên kiêu căng, tự mãn. Điều nên làm là: mỉm cười, cảm ơn và tiếp tục cố gắng.
17. “Nợ tiền, nợ bạc, sợ nhất nợ ân tình”. Nếu đã sống là người minh bạch thì có nợ ắt phải tìm cách trả. Thực ra, trả món nợ vật chất thì dễ, đền món nợ nghĩa tình mới khó. Hãy nhớ lấy những người đã từng cưu mang mình và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.
18. Lời Phật dạy, đối đãi với duyên phận bằng trí tuệ: duyên phận là quyển sách, đọc sách không lưu tâm sẽ không nắm được nội hàm, dụng tâm chăm chỉ đọc nhất định sẽ rơi lệ. Và vì thế, hãy cảm ơn một nửa của bạn hiện nay bởi vì người ấy đã dành tình yêu cho bạn, vì bạn và người ấy đang hạnh phúc.
19. Yêu người khác kỳ thực là yêu chính mình: Không có tình yêu thì cuộc sống cũng chỉ như sa mạc hoang vu, tặng người hoa hồng, tay mình sẽ lưu lại dư hương. Cần học cách “yêu người khác như yêu chính mình”.
20. Bất luận làm việc gì cũng phải để một đường lui: Làm việc gì cũng cần phải để cho mình một đường lui. Người độ lượng rộng rãi có thể bao dung người khác. Không nên làm gì, nói gì cũng làm đến tận tuyệt, cùng cực.