Thuở xưa, có một thôn trang cách kinh thành năm do tuần, nơi ấy có dòng nước ngọt. Vua hạ lệnh cho người trong thôn mỗi ngày chở nước ngọt vào kinh thành dâng cho mình. Vì ngày nào cũng phải chở nước, người trong thôn ấy quá vất vả mệt nhọc, nên muốn dời đi nơi khác.
Thuở xưa, có một thôn trang cách kinh thành năm do tuần, nơi ấy có dòng nước ngọt. Vua hạ lệnh cho người trong thôn mỗi ngày chở nước ngọt vào kinh thành dâng cho mình. Vì ngày nào cũng phải chở nước, người trong thôn ấy quá vất vả mệt nhọc, nên muốn dời đi nơi khác.
Bấy giờ, vị trưởng thôn nói với mọi người:
-Mọi người chớ bỏ đi. Tôi sẽ tâu với nhà vua, cho thâu ngắn đoạn đường năm do tuần này lại, chỉ còn ba do tuần, để cho mọi người đi lại gần hơn, đỡ cực nhọc.
Sau đó, ông vào triều tâu với vua, xin thâu con đường ấy ngắn lại còn ba do tuần. Nhà vua chuẩn tấu.
Người trong thôn nghe vậy, rất vui mừng. Có người nói:
-Con đường này vẫn y như cũ, chớ nào có khác gì.
Tuy nghe vậy, nhưng mọi người vẫn tin lời vua, không bỏ đi nơi khác.
Lời bàn:
Mẩu chuyện này dụ cho người thế gian tu hành chánh pháp, cầu thoát khỏi luân hồi trong sáu đường, hướng đến thành Niết –bàn. Nhưng quả Phật cao xa, họ sanh tâm nhàm chán, muốn rời bỏ, nên mãi mãi vẫn ở trong sanh tử, không thoát khỏi được.
Đức Như Lai có nhiều phương tiện, nơi pháp nhất thừa, phân biệt nói thành tam thừa. Hàng tiểu thừa nghe vậy vui mừng cho rằng pháp tam thừa dễ thực hành nên tu các công đức lành, mong thoát sanh tử. Sau, dù nghe Người nói không có tam thừa, chỉ có nhất thừa, nhưng họ vẫn tin lời phương tiện của Phật, chấp chặt không chịu bỏ tam thừa. Như những người trong thôn kia vậy.