Phật giáo là một trong những tín ngưỡng tôn giáo được nhiều quốc gia công nhận và phát triển như một nét văn hóa tâm linh riêng biệt. Chính nhờ tính nhân văn, sự thiện lương cùng những bài học giáo dục con người sâu sắc mà Phật giáo đã, đang phát triển và luôn có chỗ đứng vững chắc trong tâm thức mọi người.
Tuy đạo Phật phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc cũng như quá trình lịch sử phát triển theo thời gian của nó. Hãy cùng Chú Đại Bi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào?
Phật giáo là gì?
Theo nhiều quan điểm lý luận, Phật giáo là một hệ thống triết học (nói ngắn gọn là tôn giáo) bao gồm các tư tưởng, giáo lý về thế giới quan, nhân sinh quan cùng các phương pháp thức tỉnh, rèn dũa, tu tập con người. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên sáng lập ra đạo Phật và có công rất lớn trong việc phát triển cũng như truyền bá đến với mọi người.
Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào?
Đạo Phật ra đời vào những năm đầu thế kỷ VI (trước Công Nguyên) do vị thái tử Tất Đạt Đa của một quốc gia tại Tây Bắc Ấn sáng lập. Sau này Ngài mới đổi niên hiệu thành Thích Ca Mâu Ni.
Nguồn gốc ra đời của Phật giáo
Chuyện kể rằng, khi xưa Tất Đạt Đa là vị thái tử được vua cha yêu chiều, cuộc sống vương giả, giàu có từ bé. Ông cũng là người được định sẵn sẽ kế nhiệm ngai vàng, cai quản đất nước. Tất Đạt Đa có một người vợ xinh đẹp và một người con trai thông minh, kháu khỉnh.
Tuy nhiên, nỗi lòng canh cánh về sự thống khổ của nhân gian chưa bao giờ ngừng cháy trong trái tim của Người. Ngài được sinh ra trong hoàn cảnh cũng hết sức đặc biệt mang dấu hiệu của một vĩ nhân. Tương truyền, phụ mẫu của người là Ma Gia, khi mang thai đã nằm mơ thấy một con voi sáu ngà cùng với lời tiên tri đứa bé trong bụng sau này sẽ là một vị vua anh minh hoặc một nhà hiền triết tài ba, lỗi lạc.
Xem ngay: Tuổi tý hợp với phật nào, phật độ mệnh tuổi tý là ai.
Phật giáo có nguồn gốc từ quốc gia nào
Cho đến năm 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý, tự mình bước chân đi tìm con đường cứu khổ chúng sinh, khám phá triết lý sống của cuộc đời. Từ lúc đó, Tất Đạt Đa dành tất cả công sức, thời gian của mình đi trải nghiệm, chu du cảm nhận cuộc sống đau khổ của nhân gian. Những kiến thức Ngài tích lũy được trong suốt quá trình đó đã trở thành tiền đề cho sự ra đời, phát triển của một loại tôn giáo lớn nhất hành tinh sau này – đạo Phật.
Xem ngay: Bồ Tát có thật không? giải đáp toàn bộ về Quan Âm Bồ Tát.
Nguồn gốc Phật giáo Việt Nam
Với nền văn hóa lúa nước cùng chính sách giao lưu của các vị vua đương thời, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên). Trong các câu chuyện cổ tích ngày xưa hay xuất hiện hình ảnh vị Bụt luôn giúp đỡ những người hiền lành, tốt bụng, nhưng ít ai biết rằng Bụt thực chất là cách đọc Việt hóa của phiên âm Buddha (bậc giác ngộ) có trong Phật giáo.
Nguồn gốc Phật giáo Việt Nam
Mãi đến sau này, khi Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng lớn đến nền tôn giáo nước nhà, khái niệm “Bụt” mới dần được thay bởi “Phật”. Phật giáo phát triển đặc biệt hưng thịnh khi đất nước đang theo chế độ phong kiến.
Từ thời nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật được truyền bá đi khắp nơi, được coi là quốc giáo và những người theo đạo Phật cũng được mọi người nể trọng, tin yêu. Tuy nhiên khi đến thời nhà Hậu Lê, Nho giáo lại chiếm thế thượng phong và xuất hiện sự suy thoái trong nhiều tư tưởng đạo Phật.
Mãi đến sau này vào những năm đầu thế kỷ XX, nhờ các chính sách phục hưng mà Phật giáo lại quay lại và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều làm nên sức sống bền bỉ, tiềm tàng của tôn giáo này chính là nhờ những giá trị nhân văn, giáo dục con người sâu sắc qua nhiều thời kỳ.
Xem ngay: Cách thỉnh Phật bản mệnh và những lưa ý khi tỉnh tượng
Lịch sử và quá trình phát triển của Phật giáo
Phật giáo giai đoạn sơ khai
Phật giáo được ra đời vào những năm đầu của thế kỷ VI trước Công Nguyên bởi nhà sáng lập là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngay sau đó, Ngài quyết định truyền bá lại tư tưởng của mình để nhiều người biết đến và tin theo.
Thích Ca cùng 60 vị đệ tử thân tín đầu tiên đã thành lập một giáo hội, mỗi người chia ra một phương để dạy đạo cho dân chúng. Chính nhờ tính nhân văn cùng sự thấu tình đạt lý, đạo Phật ngày càng có nhiều người muốn tu học. Do số lượng quá lớn, nên bất cứ ai muốn trở thành đệ tử của Đức Phật cũng phải hội tụ đầy đủ những yếu tố khác biệt được ghi trong nguyên tắc Quy Y Tam Bảo.
Phật giáo gồm những giai đoạn nào?
Phật giáo giai đoạn thành lập tổ chức
Một tổ chức có tên là Tăng Đoàn được thành lập, là nơi giao lưu, truyền bá học thuật không phân biệt giới tính, tuổi tác, tầng lớp dưới sự lãnh đạo của đức Phật. Sau khi Ngài niết bàn, đức Ma-ha-ca-diep chính là người được tin tưởng, lựa chọn lên làm lãnh đạo Tăng Đoàn, tiếp tục phát triển hội thêm vững mạnh, tăng quy mô ở nhiều nơi.
Sau đó, đoàn đã tổ chức ra nhiều hội nghị kết tập kinh điển với sự tham gia của nhiều nhân tài từ khắp mọi nơi, bàn cách đưa đạo Phật vào thực tiễn cuộc sống chứ không còn là lý thuyết giảng dạy trên sách vở. Trải qua 4 kỳ kiết tập cùng những chính sách hợp lý, Phật giáo dường như đã có một chỗ đứng vững chắc và có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Xem ngay: Tất tần tật về những món chay tự làm tại nhà
Phật giáo trong giai đoạn suy tàn
Cùng với sự phát triển của nhiều hệ tư tưởng, sự suy tàn là điều không thể tránh khỏi đối với một tôn giáo. Phật giáo bắt đầu có biểu hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ vào thế kỷ VII và hoàn toàn biến mất vào thế kỷ XIV.
Mẫu tượng Phật đẹp tại Chú Đại Bi
Trong giai đoạn này, Ấn Độ giáo chiếm vai trò thượng phong và được nhiều người đón nhận, tin theo. Tuy nhiên thực chất, Ấn Độ giáo lại là sự phát triển, pha trộn của Phật giáo và rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa hai tôn giáo này.
Phật giáo quay trở lại hưng thịnh
Phật giáo luôn giữ trong mình sức mạnh bền bỉ, lâu bền với thời gian, bằng chứng chứng minh là đến những năm đầu thế kỷ XX, sau một khoảng thời gian rất dài, đạo Phật lại quay lại và được nhân dân đón nhận hơn bao giờ hết. Nhiều ý kiến cho rằng, quan điểm của Phật giáo rất tiến bộ, phù hợp với nhân sinh quan thế giới hiện đại mà hiếm có tôn giáo nào có thể đầy đủ được như vậy.
Thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo
Cho đến hiện nay, Phật giáo cũng giữ một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của nhiều quốc gia dân tộc, đặc biệt là các nước khu vực Châu Á. Số lượng phật tử ngày càng tăng cao và người ta tìm đến Phật giáo như một cách giải tỏa tâm hồn, mong muốn đem đến sự thanh tịnh, tránh xa sự xô bồ của đời sống vật chất ngoài kia.
Theo tiên đoán của đức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, con người vẫn sẽ đi theo Phật giáo vào khoảng 10 triệu năm nữa, khi họ dần lãng quên thì Phật Di Lặc sẽ được tái sinh dưới gốc cây Long Hoa làm tiếp công việc giác ngộ được giao phó.
Trên đây là một số chia sẻ của Chú Đại Bi về nguồn gốc ra đời của Phật giáo cũng như những câu chuyện thú vị xoay quanh lịch sử phát triển của đạo Phật. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về tâm linh, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé!