Thầy Thích Minh Tuệ: 88 Câu Trả Lời Cực Thấm Lấy Đi Nước Mắt của Hàng Triệu Trái Tim

Thầy Thích Minh Tuệ còn được mọi người gọi với cái tên yêu mến khác là Sư Minh Tuệ, Thầy Minh Tuệ hay Sư Thầy Thích Minh Tuệ. Người là một bậc Chân Tu đi theo con đường tu khổ hạnh 13 Pháp Hạnh Đầu Đà của Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp.

 

Trong gần 06 năm tu tập khổ hạnh, vượt qua mọi trở ngại và hội tụ đủ nhân duyên, Thầy đã được đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước biết đến, yêu mến và kính trọng.

Hình ảnh Thầy Thích Minh Tuệ cười tươi khi đang đi bộ trên đường

 

Từ 06 năm trước, Thầy đi tu khổ hạnh một mình nhưng hiện nay, đã có tầm 60 Sư khác đi theo bước chân của Thầy. Và điều mà mọi người trông chờ nhất chính là mong Thầy sớm tu thành Phật, đạt được chánh quả, tìm ra con đường thoát khổ để giúp cho mọi người sống an yên và hạnh phúc.

 

Con đường tu tập của Thầy đầy rẫy những chông gai và khó khăn. Vậy, trong những năm tu luyện khổ hạnh đó Thầy đã học được những điều gì? có lẽ là điều mà mọi người rất mong muốn được nghe Thầy chia sẻ.

 

Đây là một bài viết tập hợp lại những câu trả lời mà Thầy Thích Minh Tuệ đã chia sẻ, giải đáp tường tận các câu hỏi của mọi người. Bài viết được tổng hợp với mục đích đem chánh pháp của Thầy đến với những ai cần tìm hiểu và không có mục đích gì khác. Nếu các từ ngữ trong bài có gì sai và chưa chuẩn xác, mong mọi người vui vẻ góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

 

1. Giới thiệu một chút về Thầy Thích Minh Tuệ

 

Sư Thầy Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Năm 2015, Sư xin gia đình đi tu tại một ngôi chùa với pháp danh là Thích Minh Tuệ. Sau một thời gian ở Chùa, Sư đã xin được rời khỏi chùa và đi theo con đường Tu Hạnh Đầu Đà theo lời Đức Phật dạy.

 

Đời sống bộ hành của Sư rất đơn giản: 03 Y và 01 bát, xin ăn một ngày một bữa trước 12h, Y áo được may từ quần áo cũ nhặt ở bên vệ đường hoặc thùng rác, nằm ngủ ở Nghĩa Địa, còn lại không có bất cứ tài sản hay tiền bạc gì.

 

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ khi đi bộ hành (ảnh sưu tầm)

Các bạn tìm hiểu về Cuộc đời Thầy Thích Minh Tuệ và 13 Pháp Hạnh Đầu Đà tại bài viết này:

Còn bài viết này chỉ tập trung tập hợp những câu trả lời của Thầy Thích Minh Tuệ, mời các bạn xem dưới đây:

1. Con muốn đi tu nhưng mà con thấy giữ được 13 hạnh đó rất là khó, vậy làm sao để giữ được các hạnh đó thưa Thầy?

Thầy: Nghe lời Phật dạy, rồi mình tin tưởng làm theo. Nếu mà mình hành trì như thế này thì được thành quả buông bỏ, công đức của mình được An Lạc, Hạnh Phúc thì mới tiến lên được  Trí Tuệ. Chứ mà mình không làm được thì mình không đạt được cái đấy. Mình kiên quyết, đặt niềm tin ở Phật, làm theo lời day của Phật, mình biết bỏ cái này sẽ đạt được cái khác, cái thành tự to lớn hơn.

Chẳng hạn như giờ Con đi tu không phải để cầu Danh, cầu Lợi, Con đi làm theo lời Phật dạy để Con được cái Trí Tuệ giải thoát, cầu quả Trí Tuệ ở Phật nên Con mới quyết tâm con đi Hành. Ngoài 13 Hạnh Đầu Đà mà Phật còn dạy Hạnh nào nữa thì con vẫn đi, nghe trong kinh sách Phật dạy những gì là con làm theo cái đấy. Con phát nguyện tu Hạnh Đầu Đà không những đời này mà nhiều đời nữa đến khi thành tựu quả Trí Tuệ thì thôi. Phát tâm Bồ Đề, tu thành vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ được vẽ tranh (ảnh sưu tầm)

2. Thưa Thầy, những nơi mà có chiến tranh. Vị du như xung đột Nga và Ukraina thì cái nhân gì mà nó có chiến tranh, chết chóc?

Thầy: Những nhân quả đó do những người đó ưa sân hận. Nếu mà những người nào mà cái tâm ưa sân hận thì sẽ sanh về nước có chiến tranh, còn những người ưa hoà bình thì sanh về nước hoà bình. Chẳng hạn như sanh về chỗ Tu Hành thì những người Tu Hành họ đâu có chiến tranh đâu. Do cái nhân là cái tâm sân hận, những người nào độc ác họ sẽ sanh về đó, còn những người hiền lành sẽ sanh về nơi hiền lành.

3. Bạn con ở bên Đức cũng chia sẻ chánh pháp của Đức Phật, kinh Nikaya thì xin nhờ thầy ước nguyện giúp cho bạn truyền chánh pháp được thuận lợi?

Thầy: Cái đó không cần Con phải ước nguyện mà tự họ làm điều đúng như lời Phật dạy, họ giữ giới, họ tu hành, họ phát tâm thì họ được như nguyện, cái đó là tự họ thành tựu. Nếu mà họ không có giữ giới, hay làm điều ác thì cầu điều đó sẽ không được. Bản thân họ phải giữ giới, giữ hạnh, làm chân chánh thì tự nhiên họ được. Giới luật là nền tảng là gốc, Phật dạy Giới – Định – Tuệ ở đó, mình học làm theo, mình tin tưởng thì nguyện cái gì được cái đấy.

 

 

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ tại Hà Tĩnh (ảnh sưu tầm)

 

4. Thầy tu theo kinh gốc Nikaya là nền tảng phải không Thầy?

Thầy: Toàn bộ tam tàng kinh điển của Phật là nền tảng, không phải mỗi kinh Nikaya. Kể cả Hàm rồi, A Hàm, tất cả các tam tàng kinh điển của Phật như Bát Nhã hay là các loại kinh sách Đại Thừa Con đều học, tất cả đều nghiên cứu kỹ lưỡng. Mình hiểu được chỗ nào mình hiểu chứ không phải mỗi kinh Nikaya là Phật thuyết, còn những kinh khác nhưng mà mình không hiểu được thì mình nói không phải điều Phật thuyết cả tại vì mỗi Phật thuyết mỗi người là mỗi căn cơ, tuỳ đối tượng theo căn cơ đó chứ không phải ai cũng nói giống ai cả.

5. Thầy sống như thế này cho đến khi nào?

Thầy: Con sống như thế này cho đến khi chết thì thôi.

6. Thưa Thầy, con xin cúng giường cho Thầy một tấm vải được không ạ?

Thầy: Con xin nhận tấm lòng rồi hồi hướng công đức chứ Con không dùng áo của mọi người cho. Vải của Con là nhặt ở ngoài đống rác, ngoài nghĩa địa, ngoài đường thì mới mặc đươc. Hạnh Đầu Đà của Con thì mọi người hoan hỉ, mọi người đã phát tâm như thế thì đã cúng dường cho Phật Pháp Tăng rồi đều được hồi hướng công đức. Con cũng xin nhận tấm lòng đó rồi hồi hướng cho mọi người được công đức.

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ được bộ hành (ảnh sưu tầm)

7. Con thì ngủ ở nhà cao cửa rộng, có đèn sáng nhưng con vẫn sợ, nhưng Thầy ngủ ngoài nghĩa địa, ngủ dưới gốc cây thì sao thầy không sợ?

Thầy: Con không có gì nữa nên con không có sợ. Không sợ người ta lấy tiền bạc, hay là lấy vợ mình, tài sản, nhà cửa, xe… không canh mất cái gì cả. Còn mỗi cái mạng đây mà họ muốn giết thì cho họ giết, có bộ y áo mà họ cần thiết lấy, họ vui vẻ thì mình cũng cho họ luôn. Mình không có gì nữa, nếu mà mình còn tài sản nhiều, còn luyến ái nhiều thì nó khổ.

Phật dạy là: Ái luyến sinh sầu âu, Ái luyến sinh sợ hãi, Ai giải thoát ái luyến, sầu đâu sợ hãi. Mình bỏ được cái ái thì mình không sợ nữa.

8. Thầy nói về cách điều hoà thân tâm

Thầy: Khi mà họ khen chê, bình thường mà trời đang nắng khát, ai cho 1-2 chai nước thì rất là quý. Nhưng mà khi mình đã có rồi, họ cho thêm thì nặng, cái nhu cầu của mình không có mà mình ôm thêm thì là khổ, nhưng mà mình vẫn biết như thế họ cho cũng tốt đẹp. Hay là khi nắng quá, mình kham nhẫn cũng tốt đẹp. Tập cân bằng được. Khi mà đi trên đường không ai cho cái gì lại nổi sân, hay cho nhiều quá cũng nổi sân thì mình về mình bắt đầu tập niệm điều hoà. Đó là cái mình đi trên đường để điều hoà thân tâm, để học được chứ con ở Thất, Núi, Hang thì không có, đi về không gặp ai thì đâu có chuyện này xảy ra.

 

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ được vẽ tranh (ảnh sưu tầm)

9. Ngày 19.05.2021 – Thưa Thầy, Con thấy Thầy không mang bát mà mang cái thùng, không biết nó có ý nghĩa như thế nào?

Thầy: Cái này là hộp sơn, Con nhặt ở nghĩa địa để đựng nước và thức ăn, cái này thì nó nhiều, họ lấy cái này thì con nhặt được cái khác. Cái bình bát hay cái gì thì con không cần biết, chủ yếu là ở cái tâm mình thôi.

10. Ngày 19.05.2021 – Thưa Sư, Sư đi bộ như này để làm gì?

Thầy: Con đi bộ để rèn luyện sức khoẻ thôi, giống như đi bộ marton để có sức khoẻ, có nghị lực, để học tập cho mình chứ không có mục đích gì khác. Cái hạnh của Con không có chỗ ở, lang thang nay đây mai đó.

11. Ngày 19.05.2021 – Pháp phục được đắp Y là những mảnh vải vụn họ không sử dụng họ vứt ra đường phải không ạ?

Thầy: Cái áo cà sa này nó không có gì quý giá cả, giờ ra đường ai muốn lấy thì cho họ lấy cũng được tại vì lấy cái này thì Con may cái khác thì rất là nhiều. Cho nên con không phải lo mà cũng không quý giá gì cả, toàn là vải giơ, vải bẩn, không có ai thèm lấy, ma chê quỷ hờn nên Con mặc. Nên là con mặc như thế thấy an toàn hơn, chứ mặc đồ Vàng nhiều khi họ tưởng đắt tiền họ cướp nữa, còn đồ này thì cho họ cướp thoải mái, con không lo.

12. Ngày 19.05.2021 – Sư chia sẻ giúp con trước đây mình ở Chùa nào được không ạ?

Thầy: Trước đây, Con ở cả Chùa và ở Tịnh Xá nhưng Con đi như thế này thì Con không nói Chùa nữa, khi Con đi như thế này nói rồi làm ảnh hưởng tới họ.

13. Ngày 19.05.2021 – Sư có thể thuyết pháp một bài thật hay để con chia sẻ cho bà con được không ạ?

Thầy: Học tập đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, đi bộ thôi chứ con không có mục đích gì cả. Con đi như này không có mục đích thuyết pháp giảng đạo gì cả, chỉ mong học tập và có đạo đức, sức khoẻ, học theo lời dạy của Đức Thế Tôn, tuy học không hết nhưng học một phần nhỏ nhỏ cũng là được rồi.

14. Ngày 19.05.2021 – Sư chia sẻ về bữa ăn mỗi ngày

Thầy: Từ khi mặt trời mọc lên vào buổi sớm, thuận duyên chỗ nào, khi nào họ bố thí đủ thức ăn thì con ăn khi đó. Chỉ ăn trước 12h thôi, sau 12h là Con không ăn nữa. Con có cái nguyện là ăn uống trong cái bình bát đó.

Nhiều khi đi khất thực mà họ không cho thì mình không ăn nữa, mình nhịn ngày đó. Tập học đến khi mà mình thấy ăn uống không làm khổ, không chi phối mình nữa. Họ cho gói mì không cũng ngon rồi, quả chuối hay cơm nguội hay đồ họ dùng dư họ cho mình thì mình ăn cũng ngon rồi. Mình không có đòi hỏi họ phải cho đồ chay như ở quán.

15. Ngày 19.05.2021 – Tại sao Sư lại xưng hô với con bằng từ Con, lẽ ra người xưng con phải là con với Sư Minh Tuệ đây?

Thầy: Con xưng Con là vì con là một người nhỏ bé, Con không phải là Sư, không phải là Thầy, con là một người công dân Việt Nam học theo lời dạy của Đức Thế Tôn. Con mong cho anh sau này thành Phật để Con được đi theo Con học tại vì bây giờ có thể anh chưa tu hành nhưng mà mai mốt anh lại tu hành thành Phật sớm cũng nên. Vì vậy kêu như thế cũng không có ảnh hưởng gì cả, như là một lời mong muốn anh có thể xứng đáng không được thành Phật thì cũng thành vị Sư, vị Thầy giỏi hơn con để để Con được đi theo con học.

Mỗi người đều có một căn duyên, có một số phận không phải ai cũng giống ai cả. Có người thì người ta hướng tới xây Chùa để người ta giảng, hỗ trợ cho Phật tử nhiều hơn. Có người thì hướng đến con đường rừng núi hay là sống lang thang độc cư một mình không ai giống ai cả. Trên thế giới này tuỳ theo căn duyên thôi, vị nào muốn học như thế nào thì học hay là thực hiện theo ý nguyện của họ chứ mình không bắt họ thế này thế kia.

16. Ngày 19.05.2021 – Sư có muốn có được một cái Tinh Cốc để tu tập được tốt hơn không?

Để làm một vị Chụ Trì hay xây Chùa to lớn đó thì tuỳ theo duyên của họ. Cái phước của họ, họ mới có, như con nghiệp nặng, phước ít nên con phải đi theo con đường này để đọc Đức đã, khi nào mà đủ phước đức thì con chưa biết, nhưng mà những vị như thế thì họ đầy đủ phước đức thì mới được như thế.

Có khả năng là họ tu nhiều đời nhiều kiếp rồi mới có được, đó là cái quá khứ vị lai của họ. Mình sống sao không hổ thẹn với lương tâm là được, nếu Con không đi như thế này thì Con sẽ không gặp được anh ở đây, không phải đất nước Việt Nam mà các nước khác, đều là con người, đều là có tình thương nếu mà mình có đủ duyên phước thì mình đều sống với họ.

17. Ngày 19.05.2021 – Trên đường đi Sư đã nhận được ý kiến của bà con cô bác như thế nào? Sư có thể chia sẻ không?

Thầy: Nhiều người thì họ khen có, chê có, chửi có…nói chung là đủ thứ. Họ nạt nộ đòi bắt cũng có. Nói chung cái nào cũng có, Con cũng gặp qua cả. Cho dù họ có nói gì thì mình cũng mỉm cười, cũng mong họ được sống hạnh phúc, vui vẻ.

18. Sư có nhận tiền hay không?

Thầy: Con không có nhận tiền, Con không có đi xe, xin được chỗ nào thì nghỉ chỗ đó rồi mai đi tiếp. Chừng này thôi là quá đủ với con rồi, đến chỗ nào họ cho mượn tấm cát tông hoặc cái gì trải sơ sơ để ngủ qua đêm. Con còn chưa học hành được tới đâu cả, còn nhiều lắm.

19. Thầy có chịu trách nhiệm với những ại tự nguyện đi theo hay không?

Thầy: Con cho họ đi theo lỡ họ mắc bệnh hay là bị đau chết thì họ tự chịu, việc của họ đi là tự nguyện, Con không có đuổi. Mình làm cái gì là tự nhân quả của mình, tự mình tu hành theo lời Phật dạy thì mình cứ chấp nhận, đi được thì quyền của họ, tự họ muốn thì cứ đi tại vì đường cũng không của riêng ai cả, Phật Pháp, Đức Phật cũng không của riêng ai cả mà của nhân loại. Những lời dạy đó ai muốn học thì học, Phật pháp không phải của Giáo hội, không phải của riêng Việt Nam. Ai muốn học thì cứ học, quyền tự do.

Hình ảnh Sư Thầy Thích Minh Tuệ được bộ hành (ảnh sưu tầm)

20. Thầy có thể cho con xin cái thuốc của Thầy được không ạ?

Thầy: Mình giữ giới, đừng có nói láo, đừng có uống rượu bia, đừng trộm cắp, đừng sát sanh, đừng tà giâm làm như thế là thuốc. Chứ Con không có thuốc gì cả, mọi người làm điều thiện thì mọi người có phước, làm điều các thì mang nghiệp.

21. Thầy nói về việc Đảnh Lễ

Thầy: Con không có bảo mọi người đảnh lễ, mọi người cứ sống làm điều thiện, giữ giới, sống bố thí, lương thiện là đảnh lễ rồi. Con thì không có bói toán, không có bùa phép, bùa ngải hay bất cứ gì cả con chỉ học giữ giới luât thôi chứ không có thần chú ban phát, thần thông thần biến, trị bệnh…gì cả. Con chỉ tập học 13 Hạnh Đầu Đà, con phải học cho được.

22. Thầy nói về việc hiếm muộn có con

Thầy: Mình bị hiếm muộn là do nhân quả, đời trước mình có con rồi bỏ hay là cái gì đó mình không có tôn trọng giờ mình không có con nữa. Giờ kể cả có con hay không có thì mình đọc tất cả kinh điển hồi hướng, đời trước mình như thế nào đó nên giời đời này nó không tới với mình nữa, nó lại sợ mình bỏ nó nữa. Nên thôi, mình có một cái nhân quả khác, trong kinh tiểu hộ cũng nói là làm nhiều việc tốt, việc thiện, hồi hướng công đức rồi cũng được sinh con.

23. Thầy nói về việc ngồi thiền – càng thiền càng bị bệnh

Thầy: Ngồi thiền nếu mà đau đớn quá, càng cố ngồi mà càng bệnh tật thì không nên thiền. Ngồi thiền mà làm ít bệnh tật, ít đau đớn mà vượt qua được thì nên ngồi mà học tập. Tại vì thiền liên quan đến giới Định. Giờ mà càng ngồi thiền càng bệnh thì do giới chưa nghiêm chỉnh, mình học tập giới đã, làm điều thiện đã. Khi mà học tập giới nghiêm chỉnh rồi mà cảm thọ đau thì mình chiến thắng được bệnh tật thì mình nên làm, còn mình không chiến thắng được thì mình không nên làm, tuỳ theo trường hợp mà mình làm.

24. Nhiều người hỏi tại sao Thầy không đọc Chú Đại Bi?

Thầy: Con không học Chú Đại Bi vì cái đó không phải là pháp Hành, Chú Đại Bi chẳng hạn như họ đọc lên để với mục đích làm gì? tại vì để trừ tà hay trừ ma trừ quỷ để cho mình được an ổn. Chẳng hạn như giờ Con thấy một con Quỷ ở đó, tới đọc thần chú để hại nó, để mình được an ổn thì mình độc ác quá, mình từ bi, mình hại họ, mình đuổi họ đi để mình được an ổn thì đâu có được.

Chẳng hạn như con Quỷ nó nói tôi muốn giết ông, không cho ông sống nữa thì nếu mình có câu thần chú đó mình cũng không đọc, nếu mình đọc cho con quỷ đó chết mà mình sống thì không gọi là từ bi nữa. Nếu nó giết được thì cho nó giết.

25. Trong lúc ngủ ngồi hay thiền định thầy có nằm mơ hay thấy cảnh tiên gì không?

Thầy: Cảnh thần tiên thì con vẫn chưa thoát khỏi phàm phu được, chưa giải thoát được vẫn bị giấc mơ chi phối, nhưng không phải mơ ác mộng mà là mơ an lạc nhưng mà mình cũng không thích, mình chán, mình mong đừng có mơ nữa tại vì mơ đó là cái lạc, cái đó phải bỏ, cái khổ cũng bỏ mà lạc cũng bỏ vì như thế mới giải thoát nổi chứ không là khó lắm.

Đi tư như này rất khó, đầu tiên là cái gian nan, mình chịu không nổi, nó đau, nó sốt, nó cảm, nó đổ bệnh, nghiệp trong thân nó ra khi đó mình phải học tập. Không dễ đâu, nhưng con nghe theo Phật, Phật dạy là không có thất bại. Ngày xưa, con đi lên núi Hòn Sơn ở An Giang, ở trên đó kêu có một ông thầy tu mấy chục năm nhưng không chịu nổi giâm dục, mỗi lần khởi lên khổ cho ổng quá, ỗng cắt luôn cơ quan giâm dục nhưng vô tình cắt sát quá mà không cứu được nên chết.

Người như thế có quyết tâm vượt khỏi nghiệp lực, họ sẵn sáng hy sinh nhưng vẫn không vượt qua được, cạm bẫy này rất khó để vượt qua.

26. Thầy nói vê sự Khen Chê khi Thầy đi khổ hạnh

Thầy: Đi trên đường, họ chửi nhưng mà Con im lặng, ho khen chê gì con cũng thế, chê khen gì cũng bình thường tại vì khen mình cũng chả được cái gì, họ chửi mình rồi cũng đi qua. Đi trên đường có nhiều người có duyên thì họ bố thí, đó là công đức của họ. Nói chung là duyên nhân quả, họ hạnh phúc mình cũng hạnh phúc. Nhưng Con thấy khi người ta chửi thì không được như cho cái gì đó, khi cho họ cười vui hớn hở còn khi chửi thì toàn đỏ mặt với cau có không à. Hai cái trạng thái đó con thấy nên ở trạng thái cười vu vẻ tốt hơn.

27. Khi có người cấm thầy đi khất thực xin ăn thì thầy nghĩ gì?

Thầy: Đó là nghiệp của người đó, Con cũng nghĩ làm sao mà anh cấm xin đồ được, đi trên đường thì họ tự nguyện cho, anh cấm thì anh lại nói với họ đừng có cho, mình nghĩ cũng vô lý nhưng mà đó là duyên nghiệp, nhân quả, mình mỉm cười vui vẻ. Nếu một người hay cả huyện đều không cho thì mình cũng đi ngang qua thôi, họ không cho thì mình nhịn đói, mình sang huyện khác.

28. Có người nói Thầy lấy áo nhà Chùa về để đắp y?

 

Thầy: Kệ họ, cho họ nghi ngờ, họ muốn cho là áo nhà chùa thì là việc của họ, mình không phải thì thôi, họ nó gì mình cũng không quan tâm. Tại vì mình có lấy của nhà chùa hay không chỉ mình mới biết, họ làm sao họ biết được. Nhưng mà mình cứ mặc, phát nguyện cái hạnh của mình, Con không có dùng áo nhà Chùa, áo của người dân cho, vứt vải đó để cho con nhặt con cũng không lấy, Con chỉ nhặt những cái mà họ vứt không phải vì mình hay là cái gì họ xả bỏ không cần thiết, vì mục đích khác thì con mới lấy.

 

 

29. Thầy giải thích về Niệm A Di Đà Phật

 

Thầy: A Di Đà Phật là Giới – Định – Tuệ, phải có Giới để tu hành. Mình phải tìm hiểu Giới như thế nào, Định như thế nào rồi mình học chứ không phải đọc suông như thế. Giới là không sát sanh, không nói dối, không tà dâm, không rượi bia, không trôm cắp, cứ giữ cái giới đó chính là A Di Đà, có Định, có Tuệ là A Di Đà Phật. Mình niệm như thế, mình phát tâm cái vô thượng chính đẳng giác, rồi mình sống bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tu thiền, tinh tấn sáu ba la mật phải làm cho được.

 

30. Mình đi bộ hành thì mình có Tắm không Thầy ?

 

Thầy: Mình tắm ở sông suối, ao hồ…Sau 15 ngày mình mới tắm một lần.

 

31. Thầy có đệ tử không ạ?

 

Thầy: Con không có đệ tử, họ đi theo thì mình cũng không cấm, mình xem như anh em. Chẳng hạn như mình bát cơm thì phải cho họ bát cháo, mình phải chỉ cho họ. Nhưng cũng cái duyên cái nghiệp ở đâu họ theo cái hạnh của mình.

 

32. Đây có phải là thời mạt pháp không thưa Thầy?

 

Thầy: Đây không phải là thời mạt pháp, đây là thời kỳ tưởng pháp nên là có cả tu các pháp môn 37 phẩm đạo. Đến thời mạt pháp thì không có gì nữa cả, không có pháp nữa. Lúc đấy không có ai biết tu, không có thiện, không có pháp nữa. Khi đó có 3 trung kiếp: trung kiếp cao binh, trung kiếp bệnh tật, trung kiếp đói khát không có một chữ thiện nữa.

 

Ở hiện tại, tu tịnh độ niệm phật có phải là con đường dễ nhất không? Tuỳ theo, người này cho niệm phật là dễ, người kia tu nam tông, bắc tông…là dễ. Tuỳ theo căn cơ của họ. Chẳng hạn đi học có 12 môn toán lý hoá ấy, có ông này cho môn này là dễ môn khác là khó. Cho nên tuỳ theo cơ duyện, nếu thuận duyên thì là dễ cho nên mình không thể nào nói cái này dễ cái này khó.

 

33. Thầy nói về việc ăn chay?

 

Thầy: Cho dù Phật có nó là tuỳ chúng sinh, nhưng mà mình từ bi rồi thì nên ăn chay, đừng ăn mặn nữa. Con thấy ăn chay mình sống tốt mà, đâu phải cứ ăn mặn là ngon đâu. Con thì ngày xưa một số động vật con vẫn dùng nhưng mà một thời gian sau con không ăn động vật nữa, sữa bò cũng không uống nữa. Mặc dù không liên quan đến sát sanh, nhưng mà khi con nhìn thấy mấy con bò con thấy nó vẫn còn hung hãn quá, vẫn còn dùng sữa của nó con thấy tâm bất tịnh. Thôi con không uống nữa, nên nó cũng từ bi với mình.

 

Ví dụ như: Sữa bò thì nó dùng sữa để nuôi còn, bò sữa thì không nuôi con nhưng có cũng có liên quan đến thức ăn của nó, nó sợ mình uống sữa rồi không nên. Ngày xưa trong kinh các vị A La Hán, người ta cũng thịt hổ ăn rồi vào trong rừng thì bị hổ ăn, Phật cấm không được ăn thịt sư tử kẻo bị sư tử ăn, ăn thịt chó thì bị chó cắn, ăn rắn thì bị rắn cắn… nên mình không ăn nữa, nhân quả cả.

 

34. Thưa Thầy, có địa ngục không hay do tự mình nghĩ ra?

 

Thầy: Địa ngục có cảnh giới địa ngục, do nhân duyên, tâm của người này làm ác dẫn đến địa ngục. Khi tái sanh thì không còn địa ngục nữa. Địa ngục chỉ mở ra khi mình sát sanh, trộm cắp, làm điều ác thì hiện tại mình đã sống khổ rồi mà khi chết lại tái sanh vào cảnh giới địa ngục đó. Địa ngục nó là một cảnh giới cũng như cảnh giới người hay cảnh giới súc sanh, cảnh giới chư thiên, ngạ quỷ…cảnh giới địa ngục thì mình không nhìn thấy được.

 

Mình chỉ nhìn được cảnh giới con người, cây cỏ và súc sanh. Còn các cảnh giới khác thì mình không thấy. Ví dụ, do nhân duyên, nhân duyên nào thì mở ra cảnh giới đó. Địa ngục hay niết bàn đều có, tuỳ vào mỗi người sẽ nhìn thấy mỗi cảnh giới khác nhau, như Phật Thích Ca, bậc A La Hán thì ở cảnh giới niết bàn còn Đề Đà Đạt Đa đang ở cảnh giới địa ngục. Có người thì thấy nhiều cảnh giới, có người thì thấy được một cảnh giới. Có cả có không ở trong đó.

 

35. Thưa Thầy nhiều tiền có hạnh phúc không?

 

Thầy: Con ngày xưa cũng đi làm nghĩ kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc nhưng mà không phải. Ôm đống tiền rồi vẫn khổ, cho dù anh ngồi trên đống vàng rồi vẫn khổ, anh bữa sau nếu mà không tin, anh đi hỏi mấy người giàu có hỏi thử xem họ có hạnh phúc không. Có người ngồi trên đống quyền chức như Vua rồi vẫn khổ. Mình thấy như thế nên mình biết thì ra là hạnh phúc không phải là do nhiều tài sản hay là nhiều thứ khác mà hạnh phúc là không có cái gì cả. Mình thấy ai cũng tham cả, mình không tham nữa nên mình vui vẻ.

 

Họ có nhà, mình không có nhà, sẵn có nơi nào ở được thì mình ở rồi mai mình đi mất. Nếu mà có cái nhà thì mình phải ở đây để mình giữ kẻo họ phá, nhưng mà Con giờ không có sợ mất cái gì nữa, kể cả cái thân của Con đây giờ Con cũng bỏ, do mình sợ chết, sợ đánh đập nhưng mà giời mình không sợ chết, không sợ họ đánh đập nữa.

 

36. Thưa Thầy, trên đường đi như vậy, thì khi mình bị bệnh mình có dùng thuốc không?

 

Thầy: Dạ con vẫn dùng thuốc, như cơm, bánh mì, trái cây họ cho đối với con là thuốc. Khi mà họ cho thuốc uống hay gì khi ăn cơm họ cho con vẫn uống luôn. Chẳng hạn như giờ ăn uống xong rồi mà họ cho thuốc thì con không dùng nữa. Hiện tại thì như thế, Đức Phật thì vẫn cho các tỳ kheo dùng thuốc mà.

 

37. Thầy lấy áo quần của người chết may y thì có sợ họ đòi không?

 

Thầy: Cái này thuộc về đồ của người mất, nói chung mình hiểu một cách đúng như trong kinh dạy thì người mất họ có cái nghiệp của họ, họ đi tái sanh rồi. Còn những cái mà họ cúng đó là do có lòng thương tiếc, biết ơn, thương tiếc thì cúng lo cho họ chứ thực tế thì theo nghiệp cuả họ. Chẳng hạn như con đây giờ chết đi có cái áo đi tái sanh thành người khác thì con đâu có đòi làm gì nữa. Nhưng mà như con giờ con vứt bỏ cái đồ này mà ai lượm nhặt để họ sống, để mặc cho ấm thì con cũng mong họ lượm giùm nữa, mình cũng thấy hạnh phúc.

 

38. Thầy nói về cảm giác khi ăn đồ ăn khất thực

 

Thầy: Mình ăn đồ ăn người ta cho đâu phải dễ ăn, Đức Thế Tôn nói ăn đồ ăn khất thực đó giống như nuốt hòn sắt hay là mang cái áo của người gia chủ chúng đó giống như lấy sắt nóng mà áp rồi quấn lên người hay là sự đảnh lễ cúng giường của người ta giống như lấy sợi lông đuôi ngựa mà thắt chặt ở ngay đầu gối rồi siết cho đứt da, đứt thịt, đứt xưởng, đứt cho tới tuỷ rồi dừng lại. Như thế thì mình không dám, mình ăn đồ khất thực thì phải lo mà tu hành, mình mà không siêng năng tu tập thì mình về mình tự làm mình ăn, chứ mang cái nợ đó nguy hiểm, không nợ được.

 

39. Cho con hỏi tên thế danh của Thầy là gì?

 

Thầy: Tên thế danh Con bỏ rồi, không nên hỏi cái đó. Cái đấy không dùng nữa, qua rồi, giời con xả bỏ những cái quá khứ mình không muốn nói nữa. Tên pháp danh hiện tại là Minh Tuệ.

 

40. Thưa Thầy, Thời Đức Phật bấy giờ chỉ có đi chân không phải không ạ?

 

Thầy: Thời Đức Phật thì có đi chân không, trong kinh nói như thế. Trong tràng luật thì có người vẫn đi dép như tỳ kheo, mọi người đọc thì sẽ biết. Như Con thì không mang dép sẽ tốt hơn mang dép vì khi mình đi là để chánh niệm, biết đau chân để mình nhìn đường mình đi. Chứ mà mang dép thì cứ kéo lẹt xẹt, mắt thì nhìn lên trên trời chứ không lo nhìn ở dưới. Còn khi mình không đi dép thì mình lo nhìn xuống dưới để tránh bớt đá, gai nhọn và không giẫm phải chúng sanh như kiến. Khi đi dép thì cái chân êm rồi nên không lo nữa.

 

Một người đi khất thực mà đi dép hay đi chân không là đã thấy cái hạnh khác nhau rồi.

 

41. Thưa Thầy, Thời Đức Phật bấy giờ thuyết pháp có hàng trăm, hàng ngàn phật tử ở xa vậy làm sao có thể nói xa đến như vậy để các Phật tử nghe rõ?

 

Thầy: Lúc đó Ngài dùng thần lực, thần thông của Ngài, Ngài nói thuyết pháp tận hàng xa cây số. Giọng nói, phước báu của Ngài nói tới tam thiên, đại thiên thế giới, dù ở xa kiểu mấy cũng nghe, tận cùng trái đất. Còn loa của mình còn nhỏ lắm, so với Đức Thế Tôn không đáng bao nhiêu cả. Khi Ngài thuyết pháp thì các con vật ếch, nhái, sâu bọ…đề nghe được hết cả.

 

42. Thưa Thầy, nhiều người làm ăn chân chính hiền lành thì lại gặp những điều không hay tới, lý do là gì ạ?

 

Thầy: Là do nhân quả đời trước họ đang có. Khi người làm ác: chẳng hạn, có một người ở trong nhà có 2 tỷ bạc, nó đang sẵn có ở trong nhà. Giờ người đó ra đốt nhà người ta, mình làm ác nhưng mà 2 tỷ ở nhà mình vẫn chưa hết, phước báu đó vẫn chưa hết. Khi phước báu hết nó mới xảy tới điều không hay. Còn người mà làm thiện: do đời này làm thiện nhưng đời trước lại làm ác, cái ác đó vẫn còn, tiêu chưa hết, phải chờ hết cái ác đó đã rồi phước báu thiện nó mới tới, mới hưởng được.

 

Chẳng hạn như một vị Vua họ làm ác nhưng họ có nhiều tải sản, họ vui chơi hưởng lạc đến khi họ hết phước báu rồi mới bị. Cho nên mặc dù họ làm ác nhưng đang hưởng phước báu đời trước, còn việc thiện mình đang làm thì cái quả nó chưa trổ ra được vì các ác đời trước đang có.

 

43. Thưa Thầy, ôm bát đi ăn xin có phải là việc hèn hạ?

 

Thầy: Cầm bát đi xin ăn là hèn hạ, thấp kém. Tại vì trong kinh Đức Thế Tôn cũng nói thế, Ngài nói đây là nghề hèn hạ nhất, thấp kém nhất, đáng được nguyền rủa nhất. Ôm cái bát trên tay, chạy chỗ này, chạy chỗ kia để đi xin ăn. Mình không phải là không kiếm được mà ăn, mình cũng không phải là không có trí tuệ để làm mà ăn. Mình làm là theo lời Phật day, vì mục đích lý tưởng phật dạy để có trí tuệ để giải thoát. Vẫn biết đó là nghề hèn hạ nhưng mình vẫn chấp nhận, mình không có sợ xấu hổ hay gì cả. Mình vẫn can đảm mình ôm bát đi khất thực, kể cả họ chửi mắng, đánh đập mình vẫn kiên trì đi, để mình thoát khổ là tốt rồi.

 

44. Thầy có đọc Kinh gì không?

 

Thầy: Dạ có, phải nghe kinh Nikaya và Kinh A Hàm, khi nào rảnh rỗi thì mình nghe.

 

45. Bình thường mình niệm Phật những câu gì ạ?

 

Thầy: Mình sống đời sống Bát Chánh Đạo là niệm phật rồi. Giữ giới luật như Đức Phật, Ngài làm như thế nào thì mình làm như thế, tập sống đời sống của Ngài và các bậc thánh như thế. Nhưng mà khi nào mình muốn niệm hồng danh Ngài thì mình niệm Nam Mô Bổn Sư Sakya Mô Ni Phật. Nhưng cơ bản thì mình giữ giới và thực hành đầy đủ.

 

46. Thầy kể về chuyện bị đánh ở Quảng Nam

 

Thầy: Như hôm bữa Con đi tới Quảng Nam khất thực, họ hỏi ông đi đâu? Con nói con đi hành khất. Rồi họ bảo ông đứng đây tôi giảng cho ông nghe rồi ổng bảo sao không đi làm mà ăn rồi đâm cho xịt máu mồm.

 

Con cũng vui vẻ, mong cho họ sống hạnh phúc rồi mình đi thôi, mình gọi đây là nhân quả, cái nghiệp như thế này thì mình cũng vui vẻ, cho dù họ có lấy gây hay lấy dao cũng thế. Đó là do nhân duyên, cũng chẳng qua là chướng ngại, thử thách cho mình. Mình vẫn mong cho họ gặp điều tốt lành, được hạnh phúc, vui vẻ rồi mình đi thôi. Cho dù họ có hại mạng mình mình cũng thế.

 

47. Các Youtober quay Thầy thì Thầy nghĩ như thế nào?

 

Thầy: Họ muốn quya thì quya, chụp thì chụp chứ Con không lo sợ gì. Với lại sự nổi tiếng này con cũng không mong. Con đi tu hành không vì danh lợi, cầu mong mọi người được hạnh phúc và con được giải thoát. Học theo Phật thì không phải dễ, phải học ngày đêm và suốt đời chứ không đơn giản. Khi nghiệp đổ tới, nhân quả tới thì mình bỏ chạy không kịp.

 

48. Thưa Thầy, khi mình mất năng lương ở trong tâm, tâm mình nó không còn hoan hỉ nữa thì phải làm sao cho tâm an hơn?

 

Thầy: Vậy thì mình phải sống từ bi, bố thí với mọi người, thương mọi chúng sanh và giữ giới. Học Tứ Niệm Xứ, Tu Thiền, đọc kinh Nikaya trong đó có kinh trung bộ, đọc bài số 10. Học giữ giới, học tu hành, an trú tứ niệm xứ, phát nguyện bồ đề tâm, làm lợi ích cho mọi người là được.

 

Nói chung là nghe tất cả các kinh sách đại thừa nghe cả, tiểu bộ, trung bộ…nghe hết. Không nghe kinh tụng mà nghe kinh bát nhã, nghe hết rồi mình tự tu hành tại gia. Tập ngồi thiền, tập hơi thở… tập dần. Muốn có định phải giữ giới và tu thiền, sẽ có trí tuệ và hạnh phúc.

 

49. Như con là một người không xuất gia, vậy làm sao con giữ được 5 giới đó?

 

Thầy: Trong năm giới đó thì mình cố gắng hạn chế, nhưng mà uống rượu thì mình đừng có uống, còn dâm dục thì vợ chồng thì vẫn được, không sao cả. Như thế gọi là giới cư sĩ. Dâm dục thì nếu bỏ được thì nên bỏ càng tốt. Vì nó sinh phiền não, khổ đau, mất năng lượng, hút tinh khí, nguyên khí rồi mất năng lượng nên không thiền được nữa.

 

Nhưng mà trong cuộc sống cái đó là rất cần thiết, bây giờ làm sao nói ngưng là ngưng được?. Nhưng mà mình phải từ bỏ, như con xuất gia thì giờ cho con con không thèm nữa, mình thấy không chịu nổi thì mình chạy xa ra, mình đừng có bao giờ nhìn, tiếp tận, sống tránh ra và làm cho mình bẩn hổi, nhớp xấu… để gái họ tha cho mình. Để tự bảo vệ, mình xuống đây là như một trò chơi, mình cứ mê đắm vào dục vọng thì càng giết chết mình. Khi có trí tuệ sáng suốt mới thấy, càng đâm đầu vào càng đen tối và càng si mê.

 

50. Con xin Y Áo và Bình Bát của Thầy có được không?

 

Thầy: Nếu xin tu hành, tu tập thì con cho còn xin để vứt hay làm chuyện này chuyện kia thì không nên xin. Mọi người phát tâm tu hành thành Vô Thưởng Chính Đẳng Chính Giác thì con dâng cả Y cả Áo, con đi may cái khác. Còn xin với mục đích lung tung thì không nên, con phải đi làm cái khác cũng vất vả cho mình.

 

51. Thầy có nghỉ trưa không?

 

Thầy: Con không bao giờ ngủ trưa, buổi tối con có ngủ ngồi. Chỉ xin phép ngủ trong nghĩa đia. Con không lừa đảo hay vì mục đích danh lợi. Để tạo mọi người có niềm tin, làm theo lời Phật dạy. Con không hề nhận tiền vì phát nguyện của con là để mọi người có niềm tim và học tập theo lời Phật dạy.

52. Thầy nói về các ngồi nhà đẹp mà bị bỏ hoang

Thầy: Khi con thấy một ngôi nhà đẹp mà bỏ hoang, con có vào đó xin ngủ qua đêm, con ngồi ngoài sân. Thì lúc đấy cũng 4h sáng, nghe như có ai đang ở trong nhà làm gì đó. Thì con nhìn thấy, con nói con đệ tử người tu hành, cho con xin ngồi đây chứ con chả tham gì đâu. Con nghĩ mặc kệ, quỷ hay gì muốn làm gì thì làm, con ngủ xong thì con đi. Ở đời thì đều có quỷ thần cả chứ không phải là không có.

Những nơi như nghĩa địa thì ít, không có nhưng mà chỗ nhà họ bỏ đẹp đẹp thì hay có. Còn rừng và gốc cây thì khác. Như nghĩa địa vẫn có quỷ thần nhưng quỷ thần đó họ lương thiện, không phá. Còn quỷ thần đi phá nhà người ta rồi ấy thì họ có tâm chiếm đoat, ai tới họ cũng muốn phá đuổi đi.

53. Thầy kể về mình từng bị sét đánh chết

Thầy: Con từng bị sét đánh chết, con cũng thấy rồi, thấy sự chết. Mình cảm giác mình ở một không gian trổng rộng, không có ai bên mình. Mình thấy họ nhưng họ không thấy mình. Khi đó mình xuất ra khỏi thân thể, xác họ khiêng đi còn mình lơ lửng không biết đường đi lối lại. Mình thấy như thế, mình tưởng chết là hết nhưng không phải.