Đầu năm mọi người thường đi chùa để cầu an, đây là một truyền thống tốt đẹp chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nếu tụng kinh cầu an với cái tâm thì mong muốn và nguyện vọng sẽ được thấu tỏ. Rất nhiều người thắc mắc về ý nghĩa của cầu an cũng như nên tụng kinh gì để cầu an. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có được câu trả lời cho những vấn đề này.
Đôi nét về cầu an
Mọi người đi chùa cầu an với mong muốn bản thân, gia đình có được sự may mắn, an lành, giải mọi vận hạn. cầu an với mong muốn chung là có được một cuộc sống yên ấm, an lành, khỏe mạnh, không đau ốm, đau khổ,.. An ở đây chính là thân an, tâm an, hoàn cảnh an. Lý giải ra thì chính là trạng thái tinh thần, sức khỏe và hoàn cảnh tốt, hạnh phúc, ấm no.
Phật tử đi lễ chùa đầu năm
Nguồn gốc của sự bất an
Tại sao cần cầu an? Chúng ta cần cầu an bởi vì chúng ta có những bất an. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta sẽ gặp một năm hạn, thường là sao xấu chiếu mệnh. Đức Phật đã dạy, chúng ta sinh ra không phải do ông Trời hay thần linh sắp đặt. Sẽ không ai có thể giáng họa hay khiến chúng ta gặp đau khổ, vận hạn. Những người tạo nghiệp nhiều sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Người sống nhân đức, làm việc thiện sẽ được báo đáp. Cuộc sống có người sung sướng, hoàn cảnh tốt, có người sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi. Tuy nhiên, may mắn hay đau khổ rồi cũng đi. Giàu có của bố mẹ mà không phải do mình tạo ra cũng sẽ dần tan. Sự không may mắn này chính là quy luật nghiệp.
Suốt cuộc đời của con người sẽ có lúc thăng, lúc trầm. Không ai sướng mãi, cũng không ai cơ cực cả một đời. Có bình an, sẽ có lúc bất an. Nguyên nhân dẫn tới sự bất an không phải ai cũng biết. Theo cách nhìn nhân quả thì “gieo nhân nào gặt quả đó”. Nếu hiện tại cuộc sống chúng ta gặp khó khăn thì có thể là do nghiệp nhân đời trước hoặc cũng có thể là đời này.
Khi có sự bất an, rất nhiều người đã mong sự an lành bằng cách tụng niệm, đọc kinh cầu an. Đây chính là lý do vào các dịp lễ đầu năm, người đi chùa cầu an thường rất đông.
Nên tụng kinh cầu an nào?
Những bài kinh cầu an thường mang lại cho người tụng niệm cái an ở trong lòng. Rất nhiều người, Phật tử chưa biết nên tụng bài kinh cầu an nào. Tuy nhiên, Phật tử cần phải ghi nhớ một điều rằng. Gốc của cái an không ở đâu xa xôi, nó hiện hữu và tồn tại ngay ở chính bên trong. Chính vì vậy mà Phật đã dạy rằng “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”.
kinh cầu an thầy Thích Pháp Hòa trì tụng
Điều Phật dạy có ý nghĩa rằng bản thân chúng ta cần giữ cho mình một cái tâm an định. Một khi tâm an định thì việc gì cũng sẽ thuận lợi. Dù gặp bất cứ khó khăn, thử thách to lớn nào nhưng tâm an thì tất cả đều sẽ qua.
Từ trước tới nay, Kinh Phổ Môn chính là bài kinh cầu an được đọc tại các dịp lễ quan trọng. Cầu an lành, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đọc tại các buổi lễ khai trương, động thổ,… Tuy nhiên, đã là kinh Phật thì bất cứ bài kinh nào cũng có thể cầu an. Điều quan trọng nhất chính là người tụng niệm cần làm là để tâm nhập kinh. Như vậy thì mọi chuyện đều sẽ ổn, tự nhiên sẽ an.
“Tâm an các pháp an”, dù là tụng kinh nào thì chỉ cần có thể giúp tâm an thì đều giúp chúng ta cầu an. Như vậy, ngoài Kinh Phổ Môn thì các Phật tử có thể tụng nhiều bài kinh Phật để cầu an.
Tìm hiểu nghi thức cầu an
Dịp đọc kinh và nghi thức cầu an tại các chùa thường diễn ra vào dịp đầu năm. Thời gian thường trong 7 ngày, có nhiều nơi lâu hơn. Việc cầu an trong chùa không chỉ có việc tụng kinh mà bao gồm rất nhiều nghi thức khác. Việc cầu an trong chùa khuyến thỉnh mọi người làm việc thiện, những điều tốt đẹp cho mình, cho người và cho đời.
Nghi thức phóng sinh
Một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ cầu an trong chùa chính là việc phóng sinh. Lý do là không có phúc nào nhiều bằng cái phúc chúng ta cứu mạng chúng sinh. Điều này cũng giống như việc chúng ta mang ơn sâu sắc những người đã cứu mạng mình. Với tâm trạng trân trọng của các loài hướng về bạn sẽ giúp chính bạn tăng phúc báo của mình.
Phóng sinh là một nghi thức của lễ cầu an
Cúng dường chư Phật
Bên cạnh phóng sinh là lễ cúng dường chư Phật. Công đức cúng dáng sẽ tăng cho bạn phúc báo, từ đó tránh được hoạn nạn, những điều không may mắn trong năm.
Tụng kinh cầu an
Chắc chắn rằng trong các buổi lễ cầu an không thể thiếu nghi thức tụng kinh cầu an. Những bài kinh chính là lời thiện lành, khi tụng niệm tâm sẽ an. Sự bình an trong tâm tạo nên từ trường an lành. Luồng sóng này sẽ giúp bạn vượt qua được hoạn nạn, tìm thấy sự yên ổn, an nhiên.
Cầu an để mong mọi việc an lành đến cho đất nước
Vì sao nên thực hành cầu an hàng ngày?
Cầu an hàng ngày vào các năm là điều cần thiết. Không phải chỉ vào năm hạn, gặp nhiều khó khăn, suy sụp mới cầu an. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn luôn phải hướng thiện, làm nhiều điều lành. Không nhất thiết phải lên chùa cầu bình an. Bạn có thể khởi tâm thiện lành, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp, thiện lương, giúp đỡ mọi người.
Nguồn năng lượng xấu đem lại điều không may mắn
Đặc biệt là vào năm hạn, hãy quy y Phật. Một nơi giúp bạn nương tựa về mặt tâm linh là điều cần thiết. Thế giới vật chất thuộc dạng thô lậu. Trong khi đó, thế giới tinh thần thuộc về tinh tế. Thân là phần nặng, do đó chúng ta không thể nhìn thấy vi tế dưới dạng năng lượng. Vào các năm phúc báo mạnh, năng lượng bảo vệ xung quanh bạn mãnh liệt.
Tuy nhiên, khi phúc báo cạn kiệt thì sức mạnh bảo vệ cũng sẽ cạn kiệt. Lúc này, bạn sẽ nghĩ mình gặp nhiều vận hạn vào năm nay. Tuy nhiên, khi xét về bản chất thì những điều này đều do các năng lượng xấu từ ngoài xâm nhập vào.
Nếu chúng ta giận dữ sẽ tạo nên năng lượng xấu, đó là sự tham lam, sân si, tị nạnh, ganh ghét,… những điều này tạo nên sóng bất tường. Khi hút vào nhau chúng sẽ tạo ra những điều không may mắn. Khi không may, gặp nhiều chuyện xui thì tâm sẽ bất an. Và một khi đã bất an thì sẽ thấy xuất hiện ngày càng nhiều điều không may mắn.
Cầu an với sự thành tâm
Cầu an để tâm an
Như sự phân tích ở trên thì bất an chồng chất sẽ khiến chúng ta suy sụp, phiền não. Tuy nhiên, nếu giữ tâm an, thanh thản thì tức là chúng ta đang tạo ra những năng lượng tích cực để bảo vệ mình. Do đó, hãy đọc kinh cầu an hàng ngày. Quy y Phật để gửi lòng thành lên Đức Phật, tìm chỗ nương tựa tinh thần.
Nếu biết cách thực hành như lời dạy của Đức Phật. Dù có an hay không thì trong tâm chúng ta luôn an tâm bởi đã có chỗ vựa, bến đậu an toàn. Khi tụng niệm cầu an, bạn sẽ tạo ra được nguồn năng lượng tốt bảo vệ mình. Nó chính là thứ kết nối năng lượng bình an của chư Phật. Nhờ vào điều này bạn sẽ vượt qua được những vận hạn.
Kinh cầu an được tụng không chỉ ở dịp lễ đầu năm mà còn rất nhiều dịp quan trọng khác. Tuy nhiên, nếu muốn tâm luôn an thì hãy thành tâm cầu an hàng ngày. Dù có bất cứ chuyện gì đi chăng nữa, nếu tâm bạn an thì mọi việc sẽ đều an lành. Mọi năng lượng xấu sẽ được hóa giải. Đừng quên, cầu an với toàn bộ cái tâm, đừng nửa vời và hời hợt.